KINH TẾ LUẬT – QUI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 49)

Qui phạm pháp luật (rules) là những qui tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền ban hành, điểu chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, các qui phạm đĩ chỉ phát huy hiệu quả khi nĩ được chuyển hố thành các tiêu chuẩn ứng xử (standards) mà người dân chấp nhận và tuân thủ - nĩi cách khác, chúng trở thành tính pháp chế (hay cịn gọn là nhà nước pháp quyền – rule of law). Như vậy, kinh tế luật phải dự đốn được việc ban hành một đạo luật cĩ hiệu quả hay khơng và khi nào thì cần phải điều chỉnh luật để thay đổi các tiêu chuẩn ứng xử của người dân, giúp nền kinh tếđất nước vận hành một cách hiệu quả hơn.

Để cĩ một qui phạm pháp luật cĩ hiệu quả, điều đầu tiên là nĩ phải cụ thể. Người ta cho rằng văn bản càng cụ thể thì khả năng lách luật càng ít. Tuy nhiên, văn bản càng cụ thể thì sửa đổi càng khĩ, nhất là khi cĩ nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề. Văn bản cụ thể sẽ khiến việc áp dụng rất phức tạp, khĩ thi hành. Văn bản phức tạp thì khĩ kiểm sốt, vì thế người dân khơng muốn thi hành và vì vậy trở nên khơng hiệu quả. Như vậy, việc cĩ nên soạn thảo văn bản phức tạp hay khơng cịn phụ thuộc vào chi phí thực thi của văn bản đĩ, bên cạnh việc điều chỉnh những hành vi pháp luật khơng cho phép hay cho phép làm.

Một thí dụ điển hình của việc văn bản pháp luật trở nên quá phức tạp là luật thuế giá trị gia tăng. Thay vì những thuế suất đơn giản và hiện đại hố hệ thống thanh tốn thuế, khai báo thuế thơng qua máy tính, luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam trở nên quá phức tạp với rất nhiều mức thuế, nhiều mặt hàng được miễn giảm, nhiều cách tính thuế, các qui định về hố đơn tài chính, v.v. đã khiến cho luật thuế tuy cồng kềnh, chi phí thực thi cao nhưng khả năng gian lận lại lớn. Cĩ lẽ chỉ cĩ Việt Nam mới qui định về hố đơn tài chính. Ở các nước khác như Ba Lan hay Anh, họ khơng cần phải qui định về hố đơn tài chính, chỉ cần vi tính hố hệ thống kê khai thuế. Họ cũng khơng hề cĩ chuyện hồn thuế trong vịng 15 ngày

từ khi nhận được báo cáo, mà phải kiểm tra xong và xác nhận số thuếđã nộp hay số hàng đã xuất khẩu thì số thuế được thối trả mới cĩ giá trị. Như vậy, khi bãi bỏ việc ban hành hố đơn tài chính thì số doanh nghiệp “ma” để mua hố đơn cũng khơng cịn lý do để tồn tại.

Như vậy, phịng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Khi tiêu trừđược nguyên nhân chính của việc thành lập cơng ty ma là do hố đơn tài chính, thì vấn nạn thành lập cơng ty ma cũng như việc gian lậu thuế cũng chấm dứt. Nguyên tắc của kinh tế luật là phải giải quyết được tận gốc của vấn đề chứ khơng thể chỉ cĩ những biện pháp cải cách nửa vời.

Đối lập với những qui định cụ thể, Posner và Elhrich (1974) cho rằng cách tốt nhất để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội là thơng qua các tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc, nhưng cĩ giá trị biện minh đạo đức cao. Thí dụ nguyên tắc thiện chí, trung thực trong thực hiện hợp đồng, hay nguyên tắc tự nguyện, tự định đoạt khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.

Trước tiên, việc xây dựng nguyên tắc dễ hơn nhiều so với xây dựng các qui phạm pháp luật cụ thể. Giống như xây một ngơi nhà, bao giờ cũng phải cĩ thiết kế sơ bộ. Việc xây dựng các văn bản pháp luật bao giờ cũng phải đạt được một số nguyên tắc chủ đạo, chứ khơng phải xây dựng và sửa đổi văn bản pháp luật một cách tùy hứng hay khơng theo nguyên tắc nào, hoặc sửa đổi những vấn đề khơng nằm trong nguyên tắc.

Tuy nhiên, qui phạm pháp luật cụ thể và dễ thực hiện hơn là thực hiện những vấn đề chỉ mang tính nguyên tắc. Vì vậy, thơng thường người ta cho rằng khi các hành vi của con người đã được chuẩn hố (thí dụ nộp đơn hay tiến hành các thủ tục pháp lý) thì nên dùng qui phạm. Ngược lại, khi các hành vi của con người quá phong phú đa dạng (thí dụ các thỏa thuận) thì nên dùng nguyên tắc. Tương tự, nếu mục đích của luật là hỗ trợ hay tạo hành lang pháp lý cho các bên tự do thỏa thuận thì chúng ta hay dùng nguyên tắc. Nếu mục đích của luật là ngăn cản những hành vi gây hại cho xã hội diễn ra một cách thường xuyên thì chúng ta hay dùng các qui phạm pháp luật.

Giữa nguyên tắc và qui phạm là vấn đề rủi ro cho người thực hiện. Người thực hiện đúng các qui phạm pháp luật cĩ ít rủi ro hơn là người thực hiện đúng các nguyên tắc pháp luật (vì chưa chắc việc mình giải thích các nguyên tắc đĩ đã là đúng). Hơn nữa các qui định của pháp luật cĩ thể sẽ trái với các nguyên tắc đã định từ trước, và Việt Nam hiện cũng chưa cĩ Tồ án Hiến Pháp để loại bỏ các qui phạm pháp luật trái Hiến Pháp. Các qui định của pháp luật phải được thiết kế sao cho khuyến khích các doanh nghiệp chịu rủi ro đầu tư, do những phần thưởng họđạt được lớn hơn, hay ít nhất là giảm rủi ro cho họ. Ở lĩnh vực này, nên cĩ những qui định cụ thể, song mặt khác khơng được giảm bớt hay thui chột ý chí của họ. Như vậy, làm quá nhiều luật cũng cĩ tác hại. Điều đáng tiếc là hiện nay chúng ta chưa báo động tình trạng này. Ban hành quá nhiều luật khơng những tác hại cho người dân mà cịn tác hại cho cơ quan quản lý. Họ phải tuân thủ những ràng buộc do chính mình tạo ra. Đơi khi, do trình độ soạn thảo văn bản cịn hạn chế và nhận thức hạn hẹp, họđã tự thu hẹp và tách khỏi những thay đổi của thời cuộc.

Chúng ta đang ở giai đoạn giao thời. Những người ủng hộ cơ chế cũ vẫn cịn, trong khi những người ủng hộ cái mới chưa làm quyết liệt để thay đổi. Như vậy cách ban hành luật là cũng mang tính chất giao thời hơn là vĩnh cửu. Lúc đĩ, chúng ta phải đặt lộ trình thay đổi. Đối với những người cũ, phải cĩ cơ chế giải quyết chính sách cho họ để họ từ bỏ việc ủng hộ cái cũ. Đối với những người mới, phải cĩ cơ chế khuyến khích họ tiếp tục sáng tạo.

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)