KINH TẾ LUẬT VÀ CÁC QUI ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 155)

Doanh nghiệp nhà nước khơng phải là đặc thù riêng của các nước xã hội chủ nghĩa. Nhiều nước theo hệ thống tư bản chủ nghĩa song cũng duy trì rất nhiều các doanh nghiệp do nhà nước quản lý. Thơng thường, các doanh nghiệp nhà nước được thành lập để quản lý những lĩnh vực tư nhân khơng thểđầu tư vì khơng đủ vốn hay khơng hiệu quả. Trước đây, người ta cho rằng một số lĩnh vực như vận tải cơng cộng, điện, nước hay bưu chính viễn thơng phải do các cơng ty nhà nước quản lý, vì hai lý do. Thứ nhất, đĩ là do ảnh hưởng của các ngành này mang tính huyết mạch với nền kinh tế quốc dân. Nếu để cho các doanh nghiệp tư nhân thầu lĩnh vực này, khả năng rủi ro sẽ xảy ra là nếu hệ thống cung cấp các hàng hố này bị ngưng trệ thì những người bị ảnh hưởng sẽ rất lớn. Thứ hai, đĩ là vì chi phí để đầu tư vào những ngành này rất lớn. Nếu để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, e rằng chất lượng sẽ khơng đủ đảm bảo. Ngồi ra, việc để nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp các sản phẩm này sẽ dẫn đển sự cạnh tranh, gây khủng hoảng thừa và kém hiệu quả cho xã hội.

Tuy nhiên, cả hai giả thiết trên đều tỏ ra khơng đúng. Nếu xem xét quá trình tư nhân hố ở hầu hết các nước hay cổ phần hố đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ thấy rằng hâu hết các nước đều tiến hành chuyển giao quyền sở hữu từ các doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp tư nhân một cách thành cơng. Thành cơng này được thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất, nhà nước khơng phải gánh chịu các chi phí đầu tư mà các doanh nghiệp nhà nước phải chi. Thứ hai, người tiêu dùng được lợi do các doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh luơn kéo giá thành xuống. Việc cước điện thoại giảm liên tục, hay vé máy bay giảm liên tục do cạnh tranh cho thấy rằng quá trình tư hữu hố là cĩ hiệu quả. Vì sao vậy? Cĩ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, một số ngành trước kia cần phải cĩ nhiều vốn mới đầu tưđược (thí dụ hệ thống điện thoại cố định) nay đã giảm chi phí đi nhiều (thí dụ hệ thống điện thoại di động). Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước khi phát triển đển một mức độ nào đĩ đã trở nên độc quyền, cồng kềnh và kém hiệu quả. Ngồi ra do sở hữu của doanh nghiệp nhà nước là sở hữu tồn dân (hay cịn gọi theo thuật ngữ kinh tế là tài sản cơng – public goods), nên tình trạng kém hiệu quả lại càng trầm trọng. Khi cổ phần hố các doanh nghiệp này, vấn đề sở hữu doanh nghiệp được qui định rạch rịi, các doanh nghiệp cĩ nghĩa vụ phải tăng lợi nhuận cho các cổ đơng cụ thể, khiến hoạt động của các doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Việc Thủ tướng Nhật Bản Koizumi giải tán nội các vừa qua để

mở đường cho việc tư nhân hố cơng ty Bưu điện Nhật Bản – cơng ty cuối cùng thuộc sở hữu nhà nước tại Nhật Bản, cho thấy quyết tâm của các chính phủ hiện nay và lịng tin rằng hình thức doanh nghiệp nhà nước cĩ thể sẽ khơng cịn phù hợp ở nhiều nước. Ở nước ta, do đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, số lượng các doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua vẫn cịn nhiều, song quá trình cổ phần hố diễn ra mạnh mẽ gần đây cho thấy vấn đề doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân cĩ hiệu quả hơn cĩ lẽ khơng cịn là điều tranh cải. Vấn đề là phải cổ phầm hố như thế nào để tránh chi phí cao nhất cho xã hội và thu được giá cao nhất cho Chính phủ.

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)