V. KINH TẾ LUẬT VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP
2. Chế độ trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp
Chế độ trách nhiệm hữu hạn là một trong những đặc tính của doanh nghiệp, tuy nhiên rất nhiều người vẫn hiểu sai về khái niệm thế nào là trách nhiệm hữu hạn. Trách nhiệm hữu hạn khơng phải là trách nhiệm của chính doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình, giống y như cá nhân (trách nhiệm vơ hạn). Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm của các thành viên gĩp vốn trong doanh nghiệp. Họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn gĩp của mình, và vì thế trách nhiệm của họđược gọi là trách nhiệm hữu hạn.25
Thơng thường, khi cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại, họ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro lớn cho cá nhân, khi họ cĩ thể phá sản vì chính những sai lầm của mình. Ngồi ra, cá nhân tham gia vào nhiều hoạt động thương mại khác nhau cĩ thêm một bất lợi nữa là thất bại trong hoạt động thương mại này cĩ thể làm hoạt động thương mại kia phá sản. Cơ chế trách nhiệm hữu hạn chính là cách cá nhân sử dụng để hạn chế rủi ro cho bản thân mình. Trong trường hợp thất bại, họ chỉ chịu trách nhiệm trên số vốn mình gĩp vào doanh nghiệp mà thơi. Giữa trách nhiệm của doanh nghiệp và trách nhiệm của cá nhân cĩ một bức màn - gọi là bức màn doanh nghiệp (corporate veil).
Tuy nhiên, đểđổi lấy quyền lợi này, họ phải cĩ những nghĩa vụ như qui định trong Điều lệ và Luật Doanh nghiệp. Đĩ là những nghĩa vụ phải tìm kiếm sựđồng thuận với các thành viên gĩp vốn trước khi quyết định, hay nghĩa vụ phải báo cáo tài chính minh bạch, phải kiểm sốt hoạt động của những người quản lý cơng ty. Nhiệm vụ của kinh tế luật là phải làm sao để cơ chế này hoạt động một cách cĩ hiệu quả, tránh để tình trạng một người chỉ nắm cĩ 10% vốn trong cơng ty nhưng lại cĩ thể thao túng tồn bộ hoạt động của cơng ty (xem bài báo về Quản lý Doanh nghiệp nêu trên). Tình trạng nguy hiểm cĩ thể xảy ra là một cổ đơng gĩp vốn thao túng tồn bộ hoạt động của một doanh nghiệp, rồi sau đĩ tuyên bố doanh nghiệp phá sản và để lại hậu quả cho người giao dịch với doanh nghiệp. Để tránh tình trạng này, pháp luật Hoa Kỳ qui định rằng cần phải cĩ cơ chế vén bức màn doanh nghiệp (piercing the corporate veil). Cĩ nghĩa là khi một cổ đơng can thiệp quá sâu vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp, cổđơng đĩ sẽ bị coi là tự mình vén bức màn doanh nghiệp và sẵn sàng chịu rủi ro thay cho doanh nghiệp. Vấn đề là tại sao pháp luật lại cĩ thể qui định như vậy và nếu cĩ thể qui định như vậy thì khi nào sự can thiệp của cổđơng vào doanh nghiệp được coi là “quá sâu.” Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần xuất phát từ nhu cầu của các đối tác của doanh nghiệp. Khi các đối tác giao dịch với doanh nghiệp, họ tham gia vào một cuộc đấu trí hợp tác. Trong khi đĩ cổ đơng cĩ thể dùng bức màn doanh nghiệp để gây thiệt hại cho đối tác. Cuộc đấu trí đĩ sẽ trở thành đấu trí bất hợp tác. Nhiệm vụ của kinh tế luật là phải làm cách nào đĩ biến một
cuộc đấu trí bất hợp tác thành đấu trí hợp tác. Điều này cĩ thểđạt được nhờ việc tăng các chế tài đối với những hành vi bất hợp tác. Cĩ nghĩa là, khi phát hiện cổ đơng dùng quyền của mình để trục lợi, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và đối tác thì cổđơng đĩ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Nhiệm vụ nghiên cứu sắp tới của kinh tế luật là phải tìm hiểu sâu hơn thế nào là ‘trục lợi, gây thiệt hại’ (rent seeking). Các phương pháp nghiên cứu về hành vi trục lợi đã được thể hiện ở trên (Mục V.4, Chương 1).