II. KINH TẾ LUẬT VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Quyền tác giả
Trong lĩnh vực quyền tác giả, Liebowitz (1985), Ordover and Willig (1990) cho rằng khơng cần phải dựa vào chủ nghĩa lợi ích mới biện hộ được cho quyền tác giả, do nĩ mang tính chất nhân thân. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng ngay cả việc xác định phạm vi bảo hộ quyền tác giả hay sử dụng hạn chế cũng thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa lợi ích. Đĩ là khi sư khuyến khích lao động sáng tạo đem lại lợi ích nhỏ hơn cho xã hội so với việc cho phép sử dụng hạn chếđể tiếp tục phát triển (thí dụ để phá những tác động tiêu cực của hiệu ứng mạng), thì điều này sẽ giải quyết được những khĩ khăn trong việc biện minh cho quyền tác giả. Gordon (1999) lại cĩ quan điểm khác về quyền tác giả. Theo Gordon, tất cả các đối tượng được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ đều cĩ đặc tính là tài sản cơng. Vì thếđều cĩ hai nhược điểm là khĩ bảo vệ và khĩ khuyến khích sáng tạo. Vì vậy, mục tiêu của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là để khuyến khích sáng tạo. Tuy nhiên khi bảo hộ như vậy sẽ tạo ra độc quyền (deadweight loss) và làm tăng chi phí giao dịch của người khơng nắm độc quyền (transaction costs). Mục đích của những qui định về sử
dụng hạn chế (fair use) là để hạn chế các vấn đề phát sinh từ hai tồn tại nĩi trên.16 Thí dụ, market failure (sự thất bại của thị trường) liên quan đến quyền của người nắm thơng tin và hiệu quả của người sử dụng thơng tin đã khiến cho cĩ qui định vềfair use. Gordon cảnh báo rằng với sự gia tăng vai trị quan trọng của phần mềm, việc cho rằng bảo hộ quyền tác giả khơng tốn nhiều chi phí cĩ thể khơng cịn đúng nữa, khi độc quyền do sở hữu trí tuệ gây ra cĩ thể hạn chế các doanh nghiệp sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn.
2. Sáng chế
Đối với sáng chế, để cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, một số người cho rằng phải tính lại thời hạn bảo hộ sáng chế (Scotchmer 1994). Tuy nhiên quan điểm như vậy gặp phải khĩ khăn vì khĩ xác định sáng chế nào cĩ giá trị, sáng chế nào khơng, và nên bảo hộ như thế nào thì hiệu quả. Một số người khác cho rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là cản trở nghiên cứu phát triển. Việc bảo hộ bí mật kinh doanh và sáng chế khiến cho khả năng nghiên cứu sáng tạo bị hạn chế. Ngồi ra, việc bảo hộ những sáng chế cơ bản cũng khiến cho việc nghiên cứu những sáng chế thứ cấp tiếp theo sẽ rơi vào khĩ khăn. Càng ngày càng cĩ nhiều người cho rằng việc bảo hộ như vậy là cần phải được điều chỉnh lại sao cho mức độ bảo hộ khơng vượt quá giới hạn cần thiết.
Mặc dầu vậy, cần nhìn nhận rằng vai trị của luật ở đây là phải bảo vệ được các thơng tin được bộc lộđối với sáng chế. Nếu khơng, giá trị của thơng tin sẽ giảm. Người mua thơng tin sẽ phải trừ đi một khoản dự phịng rủi ro cho việc thơng tin bị tiết lộ bí mật. Điều này khiến cho người bán thơng tin cảm thấy khơng cĩ lợi cho việc bán thơng tin. Chính đây là vấn đề mà Coase đã đế cập đến: chi phí giao dịch quá cao khiến cho việc sử dụng tài sản trở nên kém hiệu quả. Vậy giải pháp của vấn đề là làm sao để giảm chi phí giao dịch và thúc đầy khả năng trao đổi thơng tin giữa người muốn cĩ thơng tin và người muốn chia sẻ thơng tin. Việc cấp bằng sáng chế (patent) khơng ngồi mục đích này.
16 Xem Mục V.4, Chương 1.
3. Nhãn hiệu
Đối với nhãn hiệu, luật pháp cho thấy cần bảo hộ nhãn hiệu để các doanh nghiệp yên tâm phát triển thương hiệu (brand), nâng cao chất lượng cho người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi và an tồn cho họ. Đây là lợi ích xã hội của việc bảo hộ nhãn hiệu. Điểm thú vị là điều này khơng ảnh hưởng gì đến những thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu do bảo hộ nhãn hiệu (hầu như khơng cĩ).
4. Bí mật kinh doanh
Đối với cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh, cho đến hiện nay người ta vẫn cho rằng điều này cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, vì nĩ khơng khuyến khích mọi người nộp đơn sáng chế, chống lại độc quyền một cách khơng hợp pháp. Ngồi ra, nĩ cũng làm cho người ta yên tâm nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm dựa trên bí mật kinh doanh.
Một trong những vấn đề mà kinh tế luật cĩ thể giúp giải thích trong lĩnh vực sở hữu là làm sao định giá được những tài sản thuộc về sở hữu trí tuệ như quyền tác giả hay bí mật kinh doanh. Thí dụ đối với quyền tác giả, luật qui định khơng bảo hộ các dữ liệu hay những sự kiện thực tế mà khơng cĩ cách này diễn giải khác được (thí dụ số điện thoại – trong vụ
Fiest v. Rural Telephone Services). Như vậy các số liệu này dù cĩ mất cơng thu thập bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng khơng thể định giá bằng tiền (vì nĩ khơng phải là đối tượng của trao đổi). Xét về khía cạnh kinh tế, việc cơng nhận quyền sở hữu đối với nội dung ý tưởng sẽ tạo ra lợi thế quá lớn cho người sáng tạo trước (externality hay rent), và ảnh hưởng đến cơ hội sáng tạo của những người đến sau.
Tuy vậy, cũng vẫn những đối tượng đĩ lại cĩ thểđược bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh. Ở đây các thơng tin như danh sách khách hàng hay số điện thoại của họ lại cĩ giá trị nhất định. Giá trị của nĩ tùy thuộc vào việc nếu các đối tượng thơng tin này được tiết lộ thì nĩ đem lại cho người nhận thơng tin bao nhiêu tiền. Lúc này mọi thơng tin đều cĩ thểđịnh giá được.
Ởđây chúng ta thấy một vấn đề thú vị: đĩ là việc cùng một thơng tin song ở luật này thì pháp luật khơng bảo vệ, song ở luật kia thì pháp luật bảo vệ. Việc bảo vệ hay khơng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của thơng tin, cũng như các chi phí giao dịch cĩ liên quan. Thơng qua việc bảo vệ bí mật kinh doanh, pháp luật muốn bên cĩ thơng tin chia sẻ thơng tin cho bên muốn cĩ thơng tin với đúng giá trị mà bên muốn cĩ thơng tin đánh giá. Đồng thời, thơng qua việc khơng bảo vệ quyền tác giả cho các thơng tin thuần túy mang tính chất sự kiện, pháp luật giải tỏa khả năng độc quyền thơng tin, vốn làm tăng chi phí giao dịch cho bên muốn cĩ thơng tin. Cả hai qui định trên đều nhằm một mục đích mà Coase đã đề ra, tức là trên một thị trường khơng cĩ chi phí giao dịch, thì người nào cĩ khả năng sử dụng tốt nhất một tài sản sẽ mua được tài sản mà mình cần.
5. Những đối tượng khác về sở hữu trí tuệ
Đối với những đối tượng khác, quyền sở hữu trí tuệ cĩ thể được bảo hộ khơng phải do thuyết lợi ích, mà cịn cĩ các nguyên nhân khác như bảo vệ dân chủ, bảo vệ quyền tự do (theo Kant), bảo vệ quyền nhân thân, v.v. Tuy nhiên, thuyết lợi ích vẫn cĩ vẻ chiếm ưu thế hơn cả. Nĩi vậy, chúng ta vẫn chưa nắm được phương pháp luận đê tạo ra các quyền sở hữu tương tác lẫn nhau để cĩ một hệ thống bảo hộ cơng bằng và hiệu quả nhất cho xã hội.
Một vấn đề nữa chúng tơi muốn đề cập, đĩ là cả thơng tin bí mật và tin tức thuần túy đều là các tài sản cơng - tức là khơng thể tách những người muốn sử dụng và việc thêm người cũng khơng làm giảm giá trị sử dụng tuyệt đối của tài sản đĩ.17 Tuy nhiên nếu cĩ sự can thiệp của pháp luật, thì các tài sản cơng nĩi trên đã được tư hữu hố, vì thế định lý Coase sẽ trở nên áp dụng được.
III. KINH TẾ LUẬT VÀ LUẬT HỢP ĐỒNG
Ở chương II, chúng ta đã thấy một nhận xét thú vị là bản chất của các ngành luật là luật hợp đồng. Craswell (1999) cũng cho rằng các qui định về hợp đồng là nơi kinh tế luật chứng tỏ được năng lực nghiên cứu của
mình nhiều hơn cả. Khi mỗi chủ thể trong xã hội quan hệ với nhau, việc tốt nhất họ cĩ thể làm được để làm tăng lợi ích của nhau là hợp tác với nhau - hay ký hợp đồng. Tuy nhiên, theo định lý Coase, để việc giao kết hợp đồng đem lại hiệu quả, thì các bên phải cĩ thơng tin đầy đủ. Ngồi ra, chi phí giao dịch phải thấp. Việc pháp luật bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng cũng làm tăng niềm tin của các bên về hành vi của bên kia, khiến cho chi phí giao dịch giảm (Mục V.4, Chương 1).
1. Soạn thảo hợp đồng
Khi các bên soạn thảo hợp đồng, việc đầu tiên cần quan tâm là các bên sẽ lựa chọn những giải pháp nào. Kinh tế luật quan tâm đến việc thiết kế trị chơi sao cho các bên sẽ đi đến những lựa chọn cĩ hiệu quả, vượt qua những khĩ khăn như lựa chọn sai lầm (adverse selection) hay hội chứng ‘tiếc của’ (endowment effects).18 Đơi khi, để tránh những rủi ro trong hợp đồng, người ta thường quyết định sáp nhập các đối tác (integrated) – thí dụ bằng những hợp đồng thành lập cơng ty liên doanh. Khảo sát cho thấy khi rủi ro trong kinh doanh lớn dần hoặc việc kinh doanh cần cĩ những sự hợp tác chặt chẽ, các bên lựa chọn việc sáp nhập hơn là hợp đồng (Crocker và Masten 1999).
Hviid (1999) cho rằng cĩ hai cách soạn hợp đồng – các hợp đồng dài hạn và các hợp đồng ngắn hạn (long term contracts và relational contracts). Trong các hợp đồng dài hạn, đặc điểm của chúng là khả năng các bên cĩ thể thỏa thuận lại với nhau khi tình hình thay đổi. Đối với các hợp đồng ngắn hạn, điều này khĩ hơn. Lý do của việc thỏa thuận lại là vì cĩ những thỏa thuận ban đầu hiệu quả, song sau đĩ khơng hiệu quả nữa, vì vậy các bên cần cĩ những điều khoản để thỏa thuận lại.
Đối với những hợp đồng ngắn hạn, việc các bên hợp tác như thế nào cịn tùy thuộc vào những thơng tin mà các bên biết về nhau và việc các bên cịn cĩ cơ hội hợp tác với nhau nữa hay khơng. Theo nguyên tắc cổ (folk theorem) thì nếu các bên chỉ gặp nhau một lần, các bên sẽ nghĩ đến chuyện khơng hợp tác hay lợi dụng đối tác. Tuy nhiên nếu các bên liên hệ với nhau nhiều lần, họ sẽ cĩ xu hướng hợp tác và trung thực với nhau, bởi
lẽ nếu họ khơng trung thực thì đối tác sẽ tìm cách trả đũa (tit for tat). Axelrod (1980) đã đề ra nguyên tắc sống là: (i) khơng bao giờ là người chơi xấu trước, (ii) tuy nhiên nếu đối thủ chơi xấu thì mình cũng sẵn sàng chơi xấu ở mức cao hơn.
2. Giải thích hợp đồng và các điều khoản ngầm hiểu
Cohen (1999) phân tích hai trường phái soạn thảo và giải thích hợp đồng - trường phái giải thích hợp đồng theo ngơn từ (textual interpretation) và giải thích hợp đồng theo hồn cảnh (contextual interpretation). Theo ơng, khơng thể kết luận được ngay trường phái giải thích nào là đúng nhất, mà thơng thường phải tùy từng trường hợp. Điều này phụ thuộc vào chi phí giao dịch để soạn thảo hợp đồng, khả năng một bên lợi dụng từ ngữ để gây nhầm lẫn bên kia, cũng như khả năng Tồ án cĩ thể sai khi giải thích hợp đồng.
Trước tiên, lý do các điều khoản khơng rõ ràng, yêu cầu phải giải thích, đơi khi khơng phải do trình độ soạn thảo kém mà do hợp đồng khơng dự trù hết những trường hợp cĩ thể xảy ra trong tương lai. Khi đĩ, việc giải thích hợp đồng nhằm hướng đến vai trị hướng dẫn các bên cách cư xử khi hợp đồng chưa hồn chỉnh. Hợp đồng khơng hồn chỉnh chưa chắc là hợp đồng khơng hiệu quả. Đơi khi lại là ngược lại. Việc dự trù tất cả các biến cố cĩ thể xảy ra trong tương lai cĩ thể làm cho chi phí soạn thảo hợp đồng lên rất cao, khơng cĩ cách nào tốt hơn là dựa vào những từ chung chung như “nguyên tắc thiện chí, trung thực” để giải thích hợp đồng. Khi những trường hợp chưa được qui định cụ thể trong hợp đồng xảy ra, Tồ án phải xem xét xem mình nên giải thích hợp đồng như thế nào: tìm ý định đích thực của các bên - dựa theo hồn cảnh lúc giao kết hợp đồng - hay dựa vào những vấn đề khách quan – thí dụ dựa vào ngơn từ của hợp đồng. Nếu là việc dựa vào ngơn từ của hợp đồng thì điều này sẽ ngăn chặn được việc các bên lợi dụng những lỗ hổng trong hợp đồng mà giải thích theo bất cứ hướng nào mình muốn, thậm chí ngược hẳn lại với qui định trong hợp đồng. Ngược lại, nếu chỉ dựa vào ngơn từ thì cĩ thể bên soạn thảo hợp đồng sẽ đưa cho Tồ án những ngơn từ bất hợp lý trong hợp đồng mà bên kia lúc soạn thảo và xem xét hợp đồng đã khơng để ý. Như vậy cần cĩ sự hài hồ giữa các phương pháp. Kinh tế luật xem xét
cả hai phương pháp, cân nhắc lợi ích, chi phí của mỗi phương pháp trước khi đề ra phương pháp hiệu quả nhất.
Một vấn đề cần quan tâm là khả năng giải thích sai của Tồ án. Theo cách giải thích như vậy, chúng ta giả thiết Tồ án cĩ thể chọn một trong hai cách giải thích – theo ngơn từ hay theo hồn cảnh. Nếu Tồ chọn cách giải thích theo ngơn từ, xác suất của việc Tồ cĩ thể giải thích được ý định đích thực của các bên là 0,4. Nếu Tồ chọn cách giải thích theo hồn cảnh, thì xác suất của việc Tồ cĩ thể giải thích được ý định đích thực của các bên là 0,6. Giả thiết rằng các bên đã đánh giá việc Tồ chọn phương pháp giải thích theo ngơn từ và chọn x là 100, và việc Tồ chọn phương pháp giải thích theo hồn cảnh và chọn x là 80. Các bên cũng đã đánh giá việc Tồ chọn phương pháp giải thích theo ngơn từ và chọn y là 50, và việc Tồ chọn phương pháp giải thích theo hồn cảnh và chọn y là 10. Như vậy, các bên sẽ muốn Tồ giải thích theo ngơn từ hơn theo hồn cảnh, nhưng cũng muốn giá trị và hiệu quả của cách lựa chọn của Tồ tốt hơn. Giá trị của việc chọn cách giải thích ngơn từ sẽ là (0,4 x 100) + (0,6 x 50) = 70. Trong khi đĩ giá trị của việc chọn cách giải thích theo hồn cảnh sẽ là (0,6 x 80) + (0,4 x 10) = 88 > 70. Từ đĩ, việc chọn cách giải thích theo hồn cảnh sẽ hiệu quả hơn nếu khả năng giải thích sai của Tồ án theo cách này thấp hơn.