Phân chia rủi ro trong hợp đồng

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 84)

II. KINH TẾ LUẬT VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

3. Phân chia rủi ro trong hợp đồng

Một trong những chức năng của hợp đồng là phân chia rủi ro – ai nêu chịu rủi ro gì khi soạn thảo hợp đồng. Rủi ro khi xảy ra sẽ làm một bên bị thiệt hại. Vấn đề là ở chỗ thiệt hại sẽ do bên kia bồi thường hay khơng. Lúc này, tiêu chí mà Tồ án xét xử sẽ là việc thiệt hại gây ra cĩ được dự trù trước khi soạn thảo hợp đồng hay khơng. Trong vụ Hadley v.

Baxendale, bị đơn bị buộc phải bồi thường thiệt hại do nguyên đơn (nhà máy xay lúa) bị giảm sút thu nhập do bị đơn mang trục máy xay lúa đến chậm. Tồ án cho rằng trong trường hợp này bị đơn buộc phải biết rằng nguyên đơn sẽ phải bị thiệt hại do sản xuất kinh doanh nếu mình mang trục máy xay lúa đến chậm. Bị đơn cho rằng mình khơng thể nào biết được là mức thiệt hại trên thực tế của nguyên đơn cĩ thể lớn đến mức nào, vì vậy qui định buộc họ bồi thường là bất hợp lý.

Theo quan điểm của kinh tế luật, việc phân định hợp đồng phải dựa theo mức độ chắc chắn của các bên được biết khi giao kết hợp đồng. Các bên nắm vững được rủi ro mà mình gánh chịu cũng như biết được cái giá phải trả khi khơng thực hiện hay thực hiện chậm trễ. Do nắm được giá, họ sẽ cĩ cách xử lý khi xảy ra thiệt hại hay cĩ cách ngăn chặn để thiệt hại đừng xảy ra. Nếu rủi ro thấp, họ sẽ khơng bỏ cơng sức để tiến hành những biện pháp phịng ngừa nếu những biện pháp đĩ quá tốn kém. Ngược lại, nếu rủi ro phải gánh chịu là cao, họ phải tiến hành những biện pháp phịng ngừa, kể cả việc phải mua bảo hiểm hay tăng giá hợp đồng. Nếu trong vụ

Hadley v. Baxendale bên bị đơn khơng biết về giá trị hợp đồng của nguyên đơn đang tiến hành, thì họ khơng thể chịu trách nhiệm về thiệt hại gián tiếp. Hơn nữa, điều này cũng cịn phụ thuộc vào việc giá của hợp đồng là bao nhiêu. Nếu giá trị hợp đồng là thấp thì rõ ràng bị đơn khơng thể phịng ngừa được những rủi ro gây ra cho nguyên đơn. Việc buộc bị đơn bồi thường sẽ khiến giá thành hợp đồng trong trường hợp sau sẽ tăng lên để đền bù, và như vậy người gánh chịu hậu quả sẽ là khách hàng. Trong khi đĩ nếu chúng ta buộc nguyên đơn phải tự chịu hậu quả, thì nguyên đơn sẽ cĩ cách xử trí khác, thí dụ như mua một trục bánh xe dự phịng hay khi hỏng hĩc thì mua ngay trục bánh xe của người khác mà khơng cần phải đơn đến khi bị đơn mang trục bánh xe đến. Đấy là điều khiến cho các chủ thể hoạt động với chi phí thấp hơn và nền kinh tế sẽ hoạt động cĩ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)