Tình hình tái cấu trúc chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ngành may Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 32 - 34)

D. TCT chiến lược logistics

1.5.2.Tình hình tái cấu trúc chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ngành may Trung Quốc

B. Phát triển thương hiệu

1.5.2.Tình hình tái cấu trúc chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ngành may Trung Quốc

nghiệp ngành may Trung Quốc

VN đã và đang đi cùng một con đường cải cách với Trung Quốc và đã rất thành công trong hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi tiến hành công cuộc “Đổi Mới” năm 1986. Trong hai thập kỷ đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của cả hai nước đứng đầu thế giới (với GDP của mỗi nước tăng 8% và 10% /năm). Cả hai nước đều hưởng lợi từ việc bùng nổ XK dệt may sau khi chấm dứt chếđộ hạn ngạch (Trung Quốc) và sau việc ký Hiệp định TM Việt Nam – Hoa Kỳ và gia nhập WTO (Việt Nam)

Với khoảng trên 50.000 DN, ngành dệt may Trung Quốc được đánh giá là quốc gia có quy mô sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới. Thế mạnh nổi bật của ngành may Trung Quốc là chủ động được nguồn NPL. Sản lượng bông, sợi của Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 sản lượng thế giới. Điểm mạnh này cho phép các DN may Trung Quốc luôn chủđộng đáp ứng được các đơn hàng lớn trong thời gian ngắn. Tiếp đến lực lượng lao động trong ngành may rất dồi dào, đội ngũ nhân viên kỹ thuật có tay nghề

cao, có khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị, máy móc hiện đại. Do đó mặc dù hiện nay chi phí nhân công của Trung Quốc không còn là rẻ nhất trong khu vực nhưng các DN may Trung Quốc lại có cấu trúc chi phí trên một đơn vị sản phẩm thấp nhờ khả năng quản lý hệ thống sản xuất và năng suất lao động cao. Với ưu thế này các DN may Trung Quốc luôn có vị thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường thế giới.

Hạn chế lớn nhất của ngành may Trung Quốc là mặc dù có tiếng là nhà XK lớn nhất thế giới nhưng thương hiệu “Made in China” vẫn chưa gây được dấu ấn nào trong lĩnh vực thời trang trung cao cấp tại các nước Phương Tây. Các sản phẩm quần áo Trung Quốc hầu hết đều mang thương hiệu Châu Âu hoặc Mỹ và chúng chỉ được biết đến nhờ giá rẻ. Hiện nay, một chiếc áo Trung Quốc được bán trên thị trường thế giới mang lại cho những nhà sản xuất Trung Quốc 20% lợi nhuận. Một hạn chế nữa của ngành may Trung Quốc đó là đa số các DN ngành may nói riêng đều tập trung tại 5 vùng và thành phố công nghiệp lớn nhất (Triết Giang, Quản Đông, Gaing Tô, Thượng Hải và Sơn Đông), chiếm hơn 70% kim ngạch XK của Trung Quốc. Tại các vùng này chi phí nhân công đang tăng lên nhanh chóng tạo áp lực lớn đối với các DN ngành may và các nhà đầu tư trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh với các quốc gia XK dệt may trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Lào, … Nhận thấy những thay đổi về cấu trúc cạnh tranh ngành và biến động của thế giới, các DN ngành may Trung Quốc đã có những quyết định phát triển CLKDTM:

- Xây dựng và phát triển thương hiệu: Các DN ngành may Trung Quốc đã và đang đưa ra một ý định hết sức táo bạo và nghiêm túc, đi ngược lại với các quy luật của các nhãn hiêu thời trang nổi tiếng thế giới, đó là thúc đẩy hàng hóa quần áo Trung Quốc xâm nhập thị trường thế giới, sau đó đem nó quay lại và phát triển tại quê nhà. Xu hướng của các nhà sản xuất dệt may Trung Quốc là XK sản phẩm với thương hiệu của riêng họ tới những thị trường khó tính có ý thức về thương hiệu và sẵn sàng trả giá cao cho điều đó như Nga, Châu Phi và Trung Đông, tuy nhiên, không đi kèm với nhãn hiệu “Made in China” mà điển hình là công ty BOSIDENG, một trong số những thương hiệu hàng đầu Trung Quốc về sản phẩm quần áo lông vũ.

- Đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà thiết kế Trung Quốc: Trước đây, gần như không thể tìm thấy một trường nào dạy về thiết kế tại Trung Quốc, thị trường đó dường như chỉ thuộc về nước ngoài. Nhưng cho đến nay đã có hơn 450 trường dạy về thiết kế, không chỉ quần áo mà bao gồm cả thiết kế nhà cửa, nội thất. Các nhà thiết kế này sẽ “thổi” văn hóa cũng như truyền thồng Trung Quốc vào trong sản phẩm của họ,

đặc biệt là trong lãnh địa thời trang.

- Mua lại các thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu của nhà bán lẻ: Sẽ mất hàng thập kỷ để tạo dựng một thương hiệu thời trang. Người Trung Quốc sẽ không đủ kiên nhẫn để đợi lâu như thế! Cách thích hợp nhất là mua lại cổ phần của các thương hiệu thời trang phương Tây và các đại lý của họ. Hiện nay, luật chơi đã có sự thay đổi, Trung Quốc có thểđầu tư vào các nước khác dễ dàng hơn.

- Đa dạnh hóa & nâng cao chất lượng sản phẩm: Từ một quốc gia XK các sản phẩm may có chất lượng trung bình, mẫu mã thông dụng và giá rẻđến nay các DN may Trung Quốc đã có khả năng chào hàng những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, đáp ứng hầu hết các thị trường ngách, đáp ứng đầy đủ các phân khúc cầu về mặt hàng thời trang.

- Chuyên môn hóa sản xuất: : Chuyên môn hóa đòi hỏi các DN phải lựa chọn và đầu tư vào trang thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất để đảm bảo được năng suất cao nhất. Với ưu thế về vốn, lại dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng, các DNNNCP ngành may Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư đổi mới đồng loạt máy móc thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản, …triển khai các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế. Sựđầu tưđồng bộ và hợp lý cho phép các DN may Trung Quốc không chỉ cho phép phát triển các sản phẩm may cao cấp như váy dạ hội, bộ veston, jacket, … mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Phát triển các kênh marketing: Với quy mô và năng lực sản xuất lớn, chất lượng đảm bảo và đặc biệt khả năng thực hiện đơn hàng nhanh chóng các DN may Trung Quốc có được sự liên kết trực tiếp với các nhà nhập khẩu lớn, các tổ hợp TM lớn trên thị trường thế giới. Các DN may Trung Quốc cũng đẩy mạnh các trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm may thời trang mang thương hiệu Trung Quốc tại các thành phố lớn trên thế giới. Đặc biệt với lực lượng Hoa Kiều khổng lồ khắp nơi trên thế giới hàng dệt may Trung Quốc càng có điều kiện thâm nhập sâu và rộng vào thị trường các quốc gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 32 - 34)