Một số dự báo về thị trường và kinh doanh thương mại nội địa ngành may Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 80 - 81)

C. Chiến lược marketing quan hệ

3.1.2.Một số dự báo về thị trường và kinh doanh thương mại nội địa ngành may Việt Nam

Việt Nam

Theo báo cáo năm 2011 của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), doanh thu hàng thời trang nội địa tính đến 10/2011 đạt gần 6,1 tỉ USD. Với hơn 86 triệu dân, 60% dân số trẻ và gần 4 triệu khách du lịch mỗi năm, tốc độ tăng trưởng của thị trường này hàng năm đạt khoảng từ 15 đến 18% nên Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với các DN kinh doanh hàng may thời trang. Những khó khăn trong xuất khẩu hiện nay là cơ hội tốt để nhiều DN may tái định hướng chiến lược kinh doanh về thị trường nội địa.

Kết quả thăm dò tiêu dùng các sản phẩm dệt may, thời trang (được thực hiện tại TPHCM vào tháng 10-2008) của Vinatex cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN cho thấy, sau lương thực - thực phẩm, thời trang là sản phẩm mà người tiêu dùng đã chi từ 150.000 - 500.000 đồng/tháng để mua sắm, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Độ tuổi từ 20 - 25 mua quần áo nhiều nhất với 46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26 - 35 với 23,8%; 70% người tiêu dùng mua sắm thời trang hàng tháng hoặc từ 2 - 3 tháng/lần và hình thức khuyến mãi được ưa chuộng nhất là giảm giá với 73,1% so với hình thức tặng phiếu mua hàng (16%) và tặng quà (10,9%).

Thực trạng hiện nay tỷ lệ nội địa của các DN may còn thấp, mới chiếm khoảng 20%, còn 80% là XK. Nếu nói về sức mua, năm 2009 XK toàn ngành đạt khoảng 9,5 tỷ USD, dân số Việt Nam mặc dù trên 87 triệu dân nhưng do còn thu nhập thấp, nên Vinatex xác định quy mô thị trường nội địa mới chỉđạt khoảng 2 tỷ/tổng số 9,5 tỷ XK. Như vậy dung lượng thị trường mới chỉ chiếm 20%, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng trung bình toàn thị trường khoảng 19-20%/năm, đặc biệt với một số phân khúc thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như quần áo thời trang dành cho thanh thiếu niên, quần áo trẻ em, ... về dài hạn thị trường nội địa có tiềm năng tăng trưởng rất cao.

Trên cơ sở các dự báo trên, ở các mục tiếp theo sẽđề xuất một số giải pháp TCT CLKD của các DN ngành may Việt Nam sau:

- Gói giải pháp 1 có mục đích đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung TCT CLKD tạo cơ sở cho các DN ngành may xác lập các hành động, các quá trình kinh

doanh cốt lõi trong mỗi nội dung CLKD để tập trung TCT hành động & tái thiết các quá trình, các năng lực cốt lõi của DN mình cho phù hợp.

- Gói giải pháp 2 có mục đích đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện nguồn lực TCT CLKD tạo điều kiện và động lực cho các DN ngành may định hướng được mức độ, lộ trình và hiện thực hóa nội dung CLKD đã thiết lập trên.

- Gói giải pháp 3 có mục đích đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các tác nhân môi trường vĩ mô, môi trường ngành nhằm tạo tác động đồng thuận, hài hòa và hỗ trợ cho các DN ngành may Việt Nam thuận lợi trong TCT CLKD hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 80 - 81)