Tổng công ty May Việt Tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 40 - 43)

D. TCT chiến lược logistics

2.2.1.Tổng công ty May Việt Tiến

B. Phát triển thương hiệu

2.2.1.Tổng công ty May Việt Tiến

nghiệp may tư nhân nhỏ mang tên "Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công Ty", thiết bị cũ kỹ lạc hậu, lúc đầu chỉ có hơn 100 lao động, chủ yếu may gia công XK. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, công ty đã mở rộng phát triển thành Tổng công ty May Việt Tiến, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 30/8/2007 Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chuyển Tổng công ty May Việt Tiến thành Tổng công ty CP May Việt Tiến bao gồm 12 xí nghiệp, 17 công ty con và công ty liên kết, với hơn 22.000 cán bộ công nhân viên.

May Việt Tiến là DN tiêu biểu nhất ngành may Việt Nam 6 năm liền từ 2004- 2009. Doanh số năm 2008 đạt 1.397 tỷ VNĐ, tăng 5% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 60,3 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2007. Kim ngạch XK tính đủ NPL hàng gia công năm 2008 đạt 160 triệu USD, năm 2007 đạt 157 triệu USD. Cơ cấu thị trường XK chiếm khoảng 80%, thị trường nội địa khoảng 20%. May Việt Tiến là DN đi đầu trong mở rộng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa với hệ thống 2.000 cửa hàng phân phối, doanh thu nội địa năm 2008 đạt 500 tỷđồng. Các chỉ tiêu nộp ngân sách, thu nhập bình quân đầu người lao động, cổ tức đều vượt 15-18% so với kế hoạch. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế không trừ một DN nào, kể cả Việt Tiến. Từ những tháng cuối năm 2008, Việt Tiến gặp khó khăn do sức mua giảm, khiến cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa gặp khó khăn. Cộng vào đó là tình trạng biến động lao động…Để thích nghi với những thay đổi trong kinh doanh, Việt Tiến đã có những điều chỉnh trong CLKD, cụ thể:

- Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới, công ty mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty. Công ty đã triển khai các công cụ quản lý hiện đại tối ưu hóa quy trình quản lý và sản xuất như: ISO 9001-2000, SA 8000, TQM. Tổ chức lại công nghệ sản xuất theo theo phương pháp công nghệ Lean.

- Đối với phát triển CLKD XK: Công ty duy trì thị trường XK hiện có bằng các đơn hàng khó, chất lượng cao, có giá trị XK lớn, tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường Nhật Bản nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ. Tính đến hết quý 1/ 2009, Tổng công ty đã đạt được mục tiêu đề ra, với kết quả là cơ cấu thị trưởng XK như sau : Nhật Bản : 33,3%, Mỹ : 23%, EU : 26,5% và các thị trường khác là 17,2 %. Tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài, sản phẩm của công ty vẫn được tiêu thụ thông qua các đơn đặt hàng của các đối tác NK nước ngoài.

Trong năm 2008, BGĐđã linh hoạt chuyển đổi phương thức FOB XK sang hình thức gia công, mặt khác gia tăng doanh thu nội địa và hàng gia công XK để tránh thiệt hại trong giai đoạn lãi suất ngân hàng tăng cao, vì vậy doanh thu XK FOB giảm, chỉđạt 86% so với cùng kỳ, nhưng doanh thu từ hàng gia công lại tăng 31%. Đối với thị trường nội địa, công ty đã tập trung và chiếm lĩnh thị phần bằng việc nâng cấp và mở rộng hệ thống phân phối, do vậy tăng trưởng doanh thu nội địa vượt 30% so với cùng kỳ.

- Đối với TCT CLKD nội địa: Việt Tiến đã đạt thêm giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức bình chọn. Ngoài ra, còn đạt được giải thưởng “DN chiếm lĩnh thị trường nội địa tốt nhất” do Vinatex trao tặng. Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho CL thâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Thị trường nội địa hiện chiếm khoảng 20% tổng doanh thu của Việt Tiến với dòng sản phẩm chủ lực vẫn là sơ-mi, trang phục công sở với tốc độ tăng trưởng khoảng 30-40% /năm. Doanh thu từ các sản phẩm thời trang còn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy sự tăng trưởng của mình, công ty đã bắt đầu phát triển kênh tiêu thụ cho quần áo của mình và mở một chuỗi các showroom có thiết kế đặc trưng.

- Điểm nhấn trong CLKD của Việt Tiến là đã sớm hoạch định và thực hiện các quyết định phát triển thương hiệu đúng đắn, tập trung vào mở rộng dòng sản phẩm. Đối với riêng thị trường nội địa, Công ty có 6 thương hiệu, mỗi thương hiệu có một phân khúc khác nhau, khách hàng mục tiêu khác nhau, thu nhập khác nhau. Thương hiệu Việt Tiến là thời trang nam công sở chính thống với áo sơ mi, quần tây, quần kaki dành cho khách hàng nam giới tuổi từ 28 trở lên. Thương hiệu San Sciaro là thời trang nam cao cấp phong cách Ý, thương hiệu Manhattan là thời trang nam cao cấp phong cách Mỹ, đây là hai thương hiệu mà Việt Tiến mua quyền sử dụng của tập đoàn Perry Ellis International (Mỹ) với giá 36.000 USD /năm với các sản phẩm là áo sơ mi, quần tây, quần kaki, veston, áo thun, caravatte…đối tượng sử dụng là các doanh nhân, nhà quản lý, những người thành đạt, sành điệu … Thương hiệu T-up là thời trang cao cấp dàng cho giới nữ, còn thương hiệu Vee Sendy là thời trang thông dụng dành cho giới trẻ nam, nữ. Thương hiệu thứ sáu mới được ra mắt là Smart Casual dành cho môi trường thư giãn, du lịch, dạo phố. Là một phần của CLKD mới của công ty, mỗi một dòng quần áo này sẽđược thiết kế lại và nhằm vào một chuỗi giá khác trong thị trường quần áo. May Việt Tiến sẽ bắt đầu phục vụ thị trường thời trang nói chung chứ không chỉ mảng quần áo công sở làm việc nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 40 - 43)