Hoàn thiện nội dung tái cấu trúc chiến lược thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 108 - 109)

C. Tái cấu trúc chiến lược kênh marketing xuất khẩu

3.2.5.Hoàn thiện nội dung tái cấu trúc chiến lược thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

B. Tái cấu trúc chiến lược bán hàng, dịch vụ khách hàng và marketing quan hệ khách hàng xuất khẩu

3.2.5.Hoàn thiện nội dung tái cấu trúc chiến lược thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

nghiệp của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

Suốt thời gian dài, do quá chú trọng đến sản xuất hàng XK, hầu hết các DN ngành may đã bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng. Khủng hoảng kinh tế, khó khăn trong XK, là cơ hội tốt để nhiều DN có cơ hội nhìn nhận nghiêm túc vai trò thị trường nội địa. Song để chiếm lĩnh lại sân nhà các DN ngành may không chỉ cần phải có những nghiên cứu rất bài bản về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng mà một yếu tố tiên quyết được chỉ ra đó là cần phải có thương hiệu thời trang trước hết cho thị trường nội địa và tiến tới thị trường quốc tế.

Hiện nay ngành may VN đang có xu hướng nhấn mạnh nhiều đến thương hiệu sản phẩm hơn là thương hiệu DN. Nhìn chung, các DN ngành may thường sử dụng một nhãn hiệu chung cho tất cả các sản phẩm trên tất cả các thị trường. Trừ một số rất ít DN đã sử dụng chiến lược đa thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Con đường xây dựng và phát triển thương hiệu hiện tại chủ yếu là kế thừa lịch sử tên gọi DN và thường dựa vào cách đơn giản hóa hoặc cách gọi tắt theo tiếng Anh để tạo biểu tượng cho DN/sản phẩm. Các DN may VN liệu có đủ kiên nhẫn để đợi lâu như thế! Cách nhanh

nhất là mua lại cổ phần của các thương hiệu thời trang phương Tây và các đại lý của họ hoặc mua franchise lại của các thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên cách này sẽ chỉ dành cho một số rất ít các DN có nguồn lực tài chính và quy mô thị trường đủ lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 108 - 109)