D. TCT chiến lược logistics
B. Phát triển thương hiệu
2.2.3. Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam (Vinatex Mart)
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ, từ năm 2001, lãnh đạo Tổng công ty dệt may Việt Nam đã đề ra CL xây dựng Công ty KD hàng thời trang Việt Nam thành hệ thống siêu thị Vinatex trên toàn quốc với thương hiệu Vinatex Mart, thực hiện chức năng của một Tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng trong đó hàng may là ngành hàng chủ đạo. Với mục tiêu đó, Vinatex đã tập trung nguồn lực, mạnh dạn đầu tư mô hình KD bán lẻ theo hình thức chuỗi siêu thị và cửa hàng tự chọn.
Đến đầu năm 2013, Vinatexmart đã phát triển 81 điểm bán hàng có mặt trên 26 tỉnh thành trong nước. Hiện nay, đơn vịđang kinh doanh 60.000 mặt hàng do trên 1.000 nhà cung ứng gồm 5 ngành hàng chính: Dệt may, thực phẩm công nghệ, thực phẩm tươi sống, hóa mỹ phẩm và hàng gia dụng quà lưu niệm đồ chơi trẻ em.
Định hướng phát triển đến năm 2015, Vinatexmart mở rộng mạng lưới bán lẻ và bán sỉ với 200 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại và có mặt hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Sau hơn 10 năm thành lập và không ngừng phát triển, Vinatexmart ngày càng khẳng định thương hiệu trên thương trường và khu vực. Vinatexmart phấn đấu trở thành Tập đoàn bán lẻ hàng đầu ngành dệt may và nằm trong Top 2 của Hệ thống bán lẻ Việt Nam.
Ngay từ khi thành lập Vinatex Mart đã xác định tập khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng bình dân tại các tỉnh, thành phố lớn. Sau hơn 10 năm hoạt động Vinatex Mart đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng ở các đô thị vì hàng hóa bán ra đều là hàng có chất lượng với mẫu mã thiết kế và kích cỡ phù hợp người Việt Nam. Tại các siêu thị của Vinatex Mart hàng hóa khá đa dạng phong phú, tập trung nhiều thương hiệu của các DN dệt may của Tập đoàn và các thành phần kinh tế đã mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng mỗi khi đi mua sắm, yếu tố tiện lợi này cũng có sức thu hút người mua, đồng thời cũng trực tiếp giúp đỡ các DN vừa và nhỏ, tiềm lực yếu không đủ điều kiện mở cửa hàng. Ðây cũng là chỗ dựa cho các DN may trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng.
Ðể tạo bước phát triển mạnh mẽ về thị trường, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, trong quý I-2009, Vinatex Mart bắt đầu chuyển hướng, thí điểm việc đưa hàng về nông thôn. Qua việc làm thử hệ thống hai điểm bán lẻ trực tiếp ở tỉnh An Giang cho thấy, việc đưa hàng về cơ sở phục vụ nhu cầu mua sắm tại chỗ, sức mua tốt, doanh thu bán hàng đạt khá. Từ đây, công ty đã tính toán việc xây dựng và mở rộng hệ thống đại lý, xây dựng điểm bán tại các thị trấn. Phối hợp địa phương và đại lý thuộc các thành phần kinh tế khảo sát, xây dựng các cửa hàng theo hướng tự chọn. Tại Cà Mau, qua tiếp cận nhu cầu của người dân, khảo sát các điểm bán hàng, đưa sản phẩm quần áo bảo hộ lao động mà người làm nghề biển đang cần để đưa hàng đến với bà con. Tại các khu công nghiệp ở Bình Dương đã đưa vào hoạt động nhiều siêu thịđểđáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm của công nhân.
Ðể cùng các DN may thuộc các thành phần kinh tế mở rộng thị trường nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bù đắp doanh thu XK, Vinatex đang đặt mục tiêu và phấn
đấu quyết liệt để xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tăng sản lượng tiêu thụ nội địa. Đặc biệt, nhãn hàng Vinatex Fashion của hệ thống Vinatex Mart được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” nhiều năm liên tục. VINATEX MART đã được Tạp chí bán lẻ Châu Á bình chọn nằm trong Top 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và Top 500 nhà bán lẻ Châu Á – Thái Bình Dương năm 2010.