Chiến lược kênh marketing và dịch vụ logistics A Chiến lược kênh phân phố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 56 - 57)

D. TCT chiến lược logistics

2.3.3.2.Chiến lược kênh marketing và dịch vụ logistics A Chiến lược kênh phân phố

B. Phát triển thương hiệu

2.3.3.2.Chiến lược kênh marketing và dịch vụ logistics A Chiến lược kênh phân phố

A. Chiến lược kênh phân phối

Quá trình đưa sản phẩm may mặc của Việt Nam từ khi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng ở thị trường XK liên quan đến khá nhiều bên trung gian. Hoạt động phân phối trong các DN ngành may đã được quan tâm, song hiện không ít DN SX-TM vẫn chưa có khả năng phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng mà vẫn qua các nhà phân phối NK công nghiệp hoặc qua các trung gian NK (nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ NK).

Mặc dù, những nhà bán buôn, bán lẻ NK có nhiều điểm thuận lợi như cơ sở vật chất, thông tin thị trường, am hiểu nhu cầu của khách hàng tiêu dùng do vậy việc tiêu thụ thường hiệu quả hơn, nhưng hiện phần lớn các DN ngành may hầu như chỉ tập trung tạo được mối quan hệ tốt với các nhà phân phối NK công nghiệp, vẫn chưa dành được nguồn lực tài chính và nhân sự cho phép đạt tới mức sâu hơn ở kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng trên thị trường XK. Việc này dẫn đến không ít trường hợp sự can thiệp của nhiều mức trung gian làm kênh phân phối trở nên phức tạp, nhiều bên trung gian tham gia khiến mức lợi nhuận bịđẩy lên, dẫn tới chi phí phân phối tăng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm tính cạnh tranh của sản phẩm về giá. Trên thực tế, cạnh tranh giá ngày càng trở nên khốc liệt, DN nào có khả năng kiểm soát được giá cạnh tranh thì sẽ giành chiến thắng. Nguyên nhân chính mà các DN ngành may Việt Nam chưa tiếp cận sâu hơn được kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng trên thị trường XK là do:

Một là, khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến các thị trường XK là tương đối xa, nên việc lựa chọn loại kênh, tổ chức quản lý kênh và mạng lưới phân phối thường xuyên gặp nhiều khó khăn và rủi ro.

Hai là, nguồn lực tài chính, nhân sự, thương hiệu DN và các điều kiện khác còn hạn chế chưa cho phép các DN có thể tự tổ chức được hệ thống phân phối tại thị trường XK (kể cả XK FOB).

Với hệ thống phân phối đơn giản và bịđộng như hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu thì xu thế mua bán diễn ra ngày càng trực tiếp, kênh phân phối ngày càng ngắn lại, do vậy các DN phải chuẩn bị tốt những điều kiện cần và đủ để tổ chức và bán những sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng.

Trên thị trường TM nội địa, trong gần 3 năm qua đã chứng kiến một xu thế khởi sắc về việc phát triển hệ thống kênh phân phối của các DN một cách khá rõ nét thông

qua việc phát triển của cả hệ thống phân phối cơ hữu với kênh phân phối trực tiếp (các cửa hàng giới thiệu và bán buôn, bán lẻ hàng hóa; các chuỗi cửa hàng, cửa hiệu chuyên doanh; các siêu thị hàng may mặc; và đặc biệt là hệ thống kênh phân phối trực tuyến hoặc kênh 1 mức trung gian qua đại lý đặc quyền "franchising"; các đại lý TM; các gian, quầy chuyên doanh trong cửa hàng bách hóa, cửa hàng tổng hợp, trung tâm TM.

Trong tổ chức quản lý phát triển hệ thống phân phối tồn tại 2 xu thế chính: một là, các DN SX-TM phát triển kênh trực tiếp, hoặc trực tuyến từ trung tâm phân phối chuyên nghiệp của DN đến các cửa hàng bán lẻ dưới nhiều hình thức ở các thị trường đô thị vừa và lớn và tổ chức hệ thống đại lý (phần lớn là bán lẻ và một phần bán buôn nhỏ) có sự phân tích, lựa chọn, đào tạo, đánh giá và tài trợ với thị trường đo thị nhỏ, vùng xa và một phần nhỏở các thị tứ, thị trấn, chợ nông thôn có đường giao thông phù hợp. Bằng cách này, các DN từng bước khôi phục và mở rộng thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 56 - 57)