C. Chiến lược marketing quan hệ
3.2.1. Hoàn thiện nghiên cứu cập nhật thông tin, hoàn thiện nội dung phân tích TOWS động và xác lập các phương án tái cấu trúc chiến lược kinh doanh chủ yếu
TOWS động và xác lập các phương án tái cấu trúc chiến lược kinh doanh chủ yếu
Trên cơ sở nhận dạng, đánh giá theo phụ lục 6, đưa các tham số này vào mô thức phân tích TOWS kỳ vọng (xem phụ lục 4), tác giảđề xuất 4 phương án tái cấu trúc CLKD theo triết lý khách hàng cho các DN ngành may VN trong đối sánh với các DN ngành may Trung Quốc trong giai đoạn đến 2015 và tầm nhìn 2020 (xem hình 3.1).
Ma trận TOWS - Điểm mạnh (Strengths) S1 S2 S3 S4 S5 - Điểm yếu (Weaknesses) W1 W2 W3 W4 W5 - Cơ hội (Opportunities) O1 O2 O3 O4 O5
Chiến lược S/O S1,2,3 O1,2,4
S4,5 O3,4,5
Chiến lược W/O O1,2,3 W2,3 O4,5 W3,5 - Thách thức (Threats) T1 T2 T3 T4 T5 Chiến lược S/T S1,2,3 T1,3 S4,5 T2,4,5 Chiến lược W/T W1,3 T1,3
Hình 3.1: Phân tích TOWS kỳ vọng cho các DN ngành may Việt Nam trong đối sánh với các DN may Trung Quốcđến 2015, tầm nhìn 2020
Nguồn: Tác giả
- Đón đầu sự dịch chuyển đầu tư, sản xuất để mở rộng và phát triển quy mô & năng lực sản xuất cho công nghiệp phụ trợ (tích hợp ngược).
- Đẩy mạnh xúc tiến TM và quảng bá sản phẩm vào các thị trường XK mới không phải là truyền thống như: Canada, Arập Xê út, Braxil, ...
- Tập trung phát triển các thị trường ngách. Giữ vững tăng trưởng của các sản phẩm chủ lực (jacket, quần âu, veston) & phát triển các mặt hàng mới (đồ dùng trong nhà, phụ kiện thời trang, ...)
- Xây dựng & tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới, thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dệt may. Từng bước phát triển sản phẩm mang giá trị gia tăng cao mang thương hiệu Việt, thay thế từ sản phẩm ”Made in Việt Nam” sang ”Made by Việt Nam”.
- Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào quản lý, triển khai JOT trong sản xuất hướng trọng tâm vào TTM và STM.
Chiến lược S/T (Maxi – Mini):
- Xác định rõ định hướng CLKD trên thị trường nội địa, định vị rõ phân khúc thị trường sản phẩm may thời trang – chất lượng – thời gian cung ứng nhanh - thân thiện với môi trường.
- Phát triển thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp, liên kết các mô hình bán lẻ hiện đại.
- Triển khai hệ thống bán lẻ Vinatex Mart chuyên nghiệp, hiện đại, trưng bày sản phẩm theo chủđề "theme" phù hợp với các đối tượng khách hàng.
- Đổi mới sản phẩm, cập nhật kịp thời xu thế thòi trang, rút ngắn thời gian cung ứng sản phẩm cho thị trường.
Chiến lược W/O (Mini – Maxi):
- Tái cấu trúc tổ chức theo mô hình kiểu vệ tinh, hình thành các công ty mẹ và các công ty con thông qua các hình thức liên kết, hợp tác, M&A. Công ty mẹ chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, đặt hàng, cung ứng NPL cho các công ty thành viên, sau đó thu mua, phân phối và XK với thương hiệu có uy tín.
- Tập trung phát triển các sản phẩm giá bình dân cho các thị trường khó tính như Nhật bản, Mỹ.
- Tăng cường liên kết và hợp tác trong KD giữa các DN may Việt Nam thuộc mọi loại hình KD.
- Chuyển dịch toàn bộ các hoạt động may gia công (CMT) và các cơ sỏ sản xuất hàng phổ thông ra khỏi các khu vực thành thị về vùng có lao động nông nhàn, các khu, cụm công nghiệp nhằm tận dụng lao động tại chỗ, tiết kiệm chi phí.
- Phát triển nguồn nhân lực về thiết kế thời trang, tập trung cập nhật nhanh xu hướng thời trang thế giới trên cơ sở phù hợp với thị hiếu trong nước.
- Cải tiến quản lý công nghệ để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm. Từđó có điều kiện tăng thu nhập để thu hút lao động.
Trước khi tiến hành nghiên cứu cụ thể về nội dung TCT CLKD của các DN ngành may bao gồm phát triển các CL lựa chọn, cung ứng, truyền thông và thực hiện các giá trị cho khách hàng mục tiêu của DN, DN phải tiến hành cấu trúc hoạt động KD thành các đơn vị KD đồng nhất (SBU). Trong khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu luận án này, căn cứ vào thực trạng nội dung phương án CLKD của các DN ngành may được điều tra (mục 2.3), tác giả triển khai phân đoạn chiến lược các DN ngành may VN chủ yếu thành 2 phân đoạn CL cho hai nhóm SBUs lớn dựa trên các tiêu chí vềđặc điểm thị trường/ sản phẩm và tính tương đồng trong cấu trúc CLKD: Nhóm SBUs số 1: Hoạt động kinh doanh các sản phẩm may căn bản và may thời trang trên thị trương nội địa. Nhóm SBUs số 2: Hoạt động sản xuất và XK sản phẩm may gia công và may thời trang trên thị trường quốc tế. Tùy thuộc vào định hướng CLKD mà các DN ngành may có thể lựa chọn một trong hai SBU này hoặc đồng thời cả hai.