Hoàn thiện lãnh đạo tái cấu trúc chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 114 - 115)

C. Tái cấu trúc chiến lược kênh marketing xuất khẩu

B. Tái cấu trúc chiến lược bán hàng, dịch vụ khách hàng và marketing quan hệ khách hàng xuất khẩu

3.3.2. Hoàn thiện lãnh đạo tái cấu trúc chiến lược kinh doanh

Thứ nhất, bộ máy lãnh đạo các DN ngành may cần đổi mới tư duy và chỉ đạo quyết liệt chuyển DN mình thành DN có định hướng thị trường. Xem xét việc cải tổ từ một DN lấy sản phẩm làm trung tâm thành một DN lấy thị trường làm trung tâm: Trở thành một DN lấy thị trường làm trung tâm có nghĩa là thành lập một tổ chức tập trung vào những nhu cầu của thị trường và phối hợp việc lập kế hoạch và cung ứng các sản phẩm khác nhau của DN cho từng thị trường.

Thứ hai, bộ máy lãnh đạo TCT CLKD cần quán triệt sâu sắc nội dung TCT CLKD theo hướng tiếp cận giá trị cung ứng cho khách hàng trên từng khâu và toàn bộ quá trình phát triển CL như đề xuất mục trên, trong đó điểm xuất phát của TCT CL không phải là nhà máy mà là thị trường mục tiêu, tiêu điểm của TCT CL không phải là sản phẩm mà là giá trị cung ứng phù hợp nhu cầu khách hàng, phương tiện TCT CL

không phải chỉ là xúc tiến và bán hàng mà là vận dụng marketing được tích hợp trên toàn thể cơ cấu tổ chức chức năng của DN, và mục tiêu của TCT CL không phải lợi nhuận thông qua tối đa hóa khối lượng bán mà là lợi nhuận thông qua thỏa mãn tốt hơn đối thủ cạnh tranh nhu cầu của khách hàng với giá trịđược cung ứng.

Thứ ba, bộ máy lãnh đạo TCT CLKD theo các nội dung, quá trình của nó luôn chỉđạo chặt chẽ những đường nét khác biệt hóa nổi trội. Các công cụ khác biệt hóa mà nhà lãnh đạo phải nắm được và chỉ đạo vận dụng linh hoạt là: khác biệt về sản phẩm nằm trong khâu thiết kế mẫu, mốt thời trang, trong phong cách, trong chất liệu, màu sắc, bao gói và đường nét nổi trội của sản phẩm; khác biệt hóa về giá nằm trong định giá theo giá trị cung ứng khách hàng, trong tương quan giá/chất lượng, trong điều chỉnh và thay đổi giá phù hợp, hiệu quả; khác biệt trong dịch vụ và chất lượng dịch vụ sản phẩm dịch vụ TM và dịch vụ bổ sung cho khách hàng; khác biệt trong kỹ thuật chào hàng và chiêu thị; khác biệt trong hình ảnh và định vị hình ảnh nằm ở trong thương hiệu sản phẩm và DN; khác biệt trong đặc điểm nhân sự DN nhất là các ĐDBH và nhân viên bán hàng của DN về năng lực chuyên môn, tính nhã nhặn, tin cậy, nhiệt tình, biết giao tiếp và có tín nhiệm; cuối cùng là khác biệt trong bản sắc văn hóa TM của DN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)