Những hạn chế của kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 139 - 140)

IV. TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 13 Có sự tích hợp và kiểm tra ở mức độ cao trong bộ máy lãnh đạo, quản trị các chức

7. Những hạn chế của kết quả điều tra

Mặc dù việc khảo sát được tiến hành thông qua trực tiếp phỏng vấn hoặc trả lời phiếu điều tra nhưng thông tin thu được về tình hình của DN liên quan đến hiệu suất cấu trúc CLKD được phản ánh gián tiếp qua lăng kính chủ quan của những người trả lời phỏng vấn / phiếu điều tra. Mặc dù, việc tham gia khảo sát của các DN hoàn toàn mang tính tự nguyện. Vì vậy, kết quả của khảo sát không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Việc hiểu rõ các hạn chế này sẽ giúp cho việc sử dụng, nghiên cứu các kết quả khảo sát được chính xác và khách quan hơn. Một số hạn chế cụ thể như:

Một là: một số thông tin bị phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của DN hay của một số cá nhân trong DN được khảo sát, bao gồm:

- Thông tin về mức độ nhận thức và tư duy QTCL và CLKD. - Thông tin về nội dung cấu trúc CLKD.

- Đánh giá của DN về các nhân tố tác động đến TCT CLKD.

Hai là: đánh giá chủ quan của người trả lời phỏng vấn sẽ hạn chế tính chính xác của kết quả thu được. Nguyên nhân là do bản thân DN/người trả lời phỏng vấn có thể chưa hiểu rõ và chính xác một số khái niệm mà phiếu điều tra đưa ra, do đó, một số

thông tin trả lời sẽ sai lệch. Đồng thời, sự hiểu biết cũng như thẩm quyền của một số người trả lời phỏng vấn chỉ giới hạn trong một phạm vi nào đó, do vậy, các đánh giá không thuộc phạm vi đó sẽ mang tính tham khảo nhiều hơn là thống kê.

Cuối cùng: một số thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tài chính không được các DN cung cấp một cách đầy đủ. Nguyên nhân là do đối với một số DN, đặc biệt là các DN tư nhân và các DN có vốn đầu tư nước ngoài, những thông tin liên quan đến tài chính là khá nhạy cảm và các DN thường không sẵn sàng cung cấp cho thành viên nhóm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)