Hoàn thiện nội dung tái cấu trúc chiến lược lựa chọn giá trị đáp ứng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 103 - 105)

- Khối bán hàng gián tiếp bao gồm nhiều hệ thống khác nhau như các quầy hàng trong chợ, cửa hàng bách hóa, các shop nhỏ lẻở các thị trấn, thị xã Mục tiêu củ a kh ố

3.2.4.2. Hoàn thiện nội dung tái cấu trúc chiến lược lựa chọn giá trị đáp ứng thị trường xuất khẩu

trường xuất khẩu

Một là, sau khi đã định vị được trong cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, các DN ngành may sẽ tập trung vào phát triển các nội dung sau:

- Duy trì các thị trường XK truyền thống, phát triển các thị trường XK mới ở các khu vực Châu Phi, Châu Mỹ La-tin, Trung Đông. Giảm lệ thuộc vào một hay một vài thị trường chủ lực (Mỹ). Hướng lợi thế cạnh tranh vào các thị trường ngách dựa trên ưu thế về: Giá cả – Chất lượng – Quy mô - Thời gian cung ứng.

- Đầu tư phát triển chất liệu mới, đặc biệt lưu ý đến tính khác biệt hóa, tính thân thiện với tự nhiên (cotton,tơ tằm) và tính thích nghi với thị hiếu tiêu dùng của từng thị

trường XK. Đây là hướng chính để đa dạng hóa và phát triển các chủng loại sản phẩm (bộđồ thể thao, áo dệt len, bộ veston).

- Thị trường tiêu dùng hàng dệt may thế giới ngày càng phong phú và đa dạng về chủng loại, thu nhập và độ tuổi. Vì thế các DN may VN phải phát triển sản phẩm theo từng phân khúc thị trường. Cùng một loại mặt hàng, DN cần phải đa dạng hoá thiết kế cho phù hợp với từng độ tuổi, thu nhập, khu vực địa lý khác nhau.

- Thu hút & đào tạo & phát triển đội ngũ các nhà thiết kế thời trang, đầu tư mãnh mẽ cho công tác thiết kế mẫu. Từng bước chuyển từ hoạt động may mặc sang ngành công nghiệp thời trang.

- Tái cấu trúc tổ chức theo mô hình kiểu vệ tinh, hình thành các công ty mẹ và các công ty con thông qua các hình thức liên kết, hợp tác, M&A. Công ty mẹ chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, đặt hàng, cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty thành viên, sau đó thu mua, phân phối và xuất khẩu. Tăng cường liên kết và hợp tác trong kinh doanh giữa các DN may VN thuộc mọi loại hình kinh doanh.

- Đẩy mạnh đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại; ứng dụng CNTT và Internet trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; thực hành tiết kiệm, giảm chi phí, giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng trong sản xuất; nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng trưởng.

- Chuyển dịch toàn bộ các hoạt động may gia công (CMT) và các cơ sỏ sản xuất hàng phổ thông ra khỏi các khu vực thành thị về vùng có lao động nông nhàn, các khu, cụm công nghiệp nhằm tận dụng lao động tại chỗ, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Hai là, đối với CL lựa chọn giá trị theo phương thức CMT, hướng phát triển CL đáp ứng thị trường theo phối thức Q.T.C (Quality "Chất lượng"– Just in Time "Đúng thời điểm" - Costs "Chi phí thấp").

Ba là,đối với CL xuất FOB, tùy theo năng lực cốt lõi và thời cơ XK mà DN lựa chọn hình thức FOB 1,2 hay 3 như chương 1 đã nêu. Tuy nhiên, với hình thức XK FOB nào, phối thức lựa chọn để TCT CL đáp ứng thị trường XK được đề xuất là 4P – 2C (P1-Sản phẩm, P2-Giá bán, P3-Xúc tiến XK, P4-Kênh phân phối XK; C1-Dịch vụ khách hàng, C2-Chi phí XK).

Với mục tiêu chung của CL XK FOB của DN ngành may VN đến 2015 là: (1) tập trung R&D các sản phẩm may biến thể mẫu mã thậm chí mua quyền thương hiệu phù hợp; (2) nâng bậc chất lượng, hoàn thiện phối thức sản phẩm hỗn hợp và làm thích ứng sản phẩm với thị trường (đoạn thị trường) mục tiêu XK; (3) nâng cấp tổ chức và

nâng bậc năng lực thiết kế của DN để chuẩn bị cho giai đoạn đến 2020 sẽ chuyển hóa XK FOB các sản phẩm may thời trang thương hiệu Việt bằng chính mẫu thời trang được thiết kế của mình.

Khi cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mẫu mã là một trong những cách công hiệu nhất để tạo ra đặc điểm khác biệt và định vị cho các sản phẩm và dịch vụ của một DN. Điều này đặc biệt đúng với những trường hợp KD các mặt hàng sản phẩm may thời trang. Cuối cùng, thiết kế bao gồm thiết kế sản phẩm, mẫu mã, thiết kế quy trình công nghệ, đồ họa, thiết kế cấu trúc và trang trí nội thất cơ sở TM và tạo đặc điểm nhận dạng DN. Rõ ràng là, một thiết kế tốt sẽ tạo ra 1 sản phẩm khác biệt và có sức thu hút sự chú ý, nâng cao chất lượng công năng, tiết kiệm chi phí, truyền tải 1 thông điệp về giá trị cung ứng cho khách hàng mục tiêu. Có 10 tiêu chí có tính nguyên tắc để có được 1 thiết kế (design) tốt cho 1 DN ngành may cần quan tâm xây dựng và đáp ứng là: (1) Có tính mới; (2) Nâng cao lợi ích công năng của sản phẩm; (3) Có tính thẩm mỹ; (4) Có cấu trúc logic, phù hợp giữa hình thức và công năng của sản phẩm; (5) Có tính hài hòa, không phô trương; (6) Trung thực; (7) Nhất quán giữa các chi tiết, bộ phận và tập thể; (8) Độ tin cậy; (9) Tính thân thiện với môi trường; (10) Không thừa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)