Những thành công, ưu điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 72 - 73)

C. Chiến lược marketing quan hệ

2.4.1.Những thành công, ưu điểm

Th nht, do có chuyển hướng kịp thời và phát triển cấu trúc CLKD nên hiệu quả KD nói chung của các DN ngành may nói riêng vẫn đạt mức khá trong bối cảnh môi trường & thị trường có nhiều diễn biến bất lợi.

Th hai, do có nỗ lực phát triển cấu trúc CL lựa chọn và cung ứng giá trị nên tuy tăng trưởng KD và tăng trưởng XK bình quân của các DN ngành may các năm có sụt giảm hơn cùng kỳ năm trước, nhưng chất lượng tăng trưởng có bước phát triển tốt thể hiện qua tỷ trọng XK FOB tăng bình quân 18%.

Th ba, số lượng các DN ngành may chuyển hướng đầu tư và phát triển thâm nhập thành công thị trường nội địa gia tăng. Trong ngành may mặc VN có những DN may chuyên thị trường nội địa như An Phước, May 10, Việt Tiến. Có DN chuyên XK tùy theo định hướng CL của mỗi DN. Nhưng nhìn chung đa số DN mà điển hình như Việt Tiến, Nhà Bè đi bằng 2 chân vừa phát triển TM nội địa, vừa XK. Trong đó, có rất nhiều DN may VN muốn đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa như một CLKD dài hạn, chứ không phải đợi đến lúc kinh tế khủng hoảng mới bắt đầu chuyển hướng.

tư nhiều hơn cho R&D sản phẩm, dịch vụ mới và các đoạn thị trường mới, đảm bảo cung ứng cho thị trường những sản phẩm may thời trang có tính khác biệt cao. Điểm nổi bật là bên cạnh tính khác biệt về kiểu dánh và thiết kế thời trang, nhiều DN đã phát triển được các khác biệt về tính năng, thuộc tính mới cho sản phẩm.

Th năm, ngày càng nhiều DN từng bước định vị được thương hiệu trên thị trường nội địa trong tâm trí của khách hàng. Rất nhiều thương hiệu sản phẩm và DN đã lan tỏa rộng khắp cả nước như May Việt Tiến công ty đã đầu tư hàng ngàn tỷđồng để xây dựng 5 thương hiệu: Việt Tiến, T- up, San Sciaro, Manhattan, Vee Sendy.

Th sáu, bộ máy QTDN của các DN ngành may VN đã thực sự triển khai CL lựa chọn giá trị, chuyển từ làm kinh doanh đại trà sang làm marketing mục tiêu, phát triển tư duy định vị các SBU, định vị các nhóm sản phẩm / dịch vụ cụ thể cho các thị trường và đoạn thị trường mục tiêu tiềm năng của DN để thu hút được số lượng khách hàng ngày càng nhiều.

Th by, phần lớn các DN đã lựa chọn CLKD tập trung chào hàng thị trường, phát triển kênh marketing & bán sản phẩm/dịch vụ theo lĩnh vực KD truyền thống vào một (một vài) đoạn thị trường may mặc (công sở nam & nữ, thời trang dạo phố, jean, đồ trẻ em, ...) mang lại thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường. CLKD bước đầu được xây dựng và phát triển trên cơ sở nguồn lực và sản phẩm / dịch vụ hiện thời theo định hướng khách hàng & đoạn thị trường mục tiêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 72 - 73)