C. Chiến lược marketing quan hệ
2.3.6.2. Thực trạng lãnh đạo chiến lược kinh doanh
Kết quả xử lí dữ liệu điều tra cho thấy (xem hình 2.15), đa số các DN ngành may (77,4%) mới chỉ đảm bảo việc tích hợp về mặt tổ chức & lãnh đạo CLKD có tính hình thức các chức năng KD chủ yếu (xúc tiến và bán hàng) nhưng còn thiếu sự phối, kết hợp giữa các chức năng với nhau và với các chức năng khác, trong đó vẫn còn 11,2% số DN chưa xác định rõ vị thế, tổ chức và lãnh đạo chúng 1 cách phù hợp, chức năng bán hàng và các chức năng khác hầu như chưa được tích hợp ở bậc lãnh đạo, quản trị
cao cấp và còn nhiều xung đột giữa các chức năng KD với các chức năng khác (sản xuất, tài chính, R&D,…).
Hình 2.15: Mức độ tích hợp tổ chức & lãnh đạo các chức năng kinh doanh chủ yếu
Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra
- Thực chất của TCT CLKD của DN ngành may là thông qua việc thường xuyên quan trắc và phân tích TOWS, luôn tái cấu trúc và tái thiết các quá trình KDTM và quy hoạch là nguồn lực theo hướng nâng cao các năng lực cạnh tranh cốt lõi cho TCT CLKD của DN. Kết quả xử lí dữ liệu điều tra cho thấy, 12 tiêu chí năng lực cạnh tranh cốt lõi của DN theo thứ tựđộ quan trọng sau (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Phân định các năng lực cốt lõi cho TCT CLKD các DN may VN
STT độ quan trọng Tiêu chí năng lực Tần suất (%) Điểm đánh giá 1 Thương hiệu, chất lượng và giá sản phẩm may mang
tính cạnh tranh cao.
87,7 2,95
2 Quan hệ tốt và bền vững với đối tác và khách hàng. 77,8 2,35 3 Nguồn nhân lực CEO và nhà QTCL có trình độ, kỹ
năng cao và trung thành.
74,1 3,26
4 Hệ thống kênh phân phối rộng, phù hợp với thị trường mục tiêu.
70,4 2,97
5 Hình ảnh thương hiệu tín nhiệm và thân thiện. 59,3 3,48
5 Thiết kế mẫu mã, kiểu mốt sản phẩm đẹp, hiện đại. 59,3 2,64
7 Xây dựng nền tảng tài chính mạnh 55,6 3,40
8 Nhà xưởng, thiết bị may hiện đại 42,0 3,62
9 Kỹ năng thiết lập dây truyền công nghệđáp ứng nhanh, chất lượng các đơn hàng.
34,6 4,07
10 Xây dựng văn hóa DN phù hợp và bền vững. 28,6 3,14
11 Thiết lập liên minh CL theo nguyên lý chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế.
18,5 2,88
Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra
Từ bảng 2.3 cho thấy, các DN ngành may Việt Nam đã có những tư duy và chỉ
11%66% 66%
23%
Chức năng bán và các chức năng KDTM khác hầu như chưa được tích hợp ở cấp lãnh đạo, quản trị bậc cao và còn có những xung đột giữa chức năng thương mại và các chức năng kinh Có sự tích hợp tổ chức & lãnh đạo hình thức các chức năng KDTM chủ yếu nhưng còn thiếu sự phối hợp, hợp tác giữa chúng
Các chức năng KDTM được tích hợp về tổ chức & lãnh đạo một cách hiệu quả từ trên xuống dưới và giữa các bộ phận chức năng khác nhau
đạo mới ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường, các tiêu chí thương hiệu, chất lượng và giá sản phẩm có tinh cạnh tranh (đạt 2,95 điểm – xếp loại trung bình); quan hệ tốt với bạn hàng, đối tác và khách hàng (đạt 3,35 điểm – xếp loại trên trung bình); hệ thống kênh phân phối rộng và phù hợp với thị trường tiêu thụ mục tiêu (đạt 3,26 – xếp loại trên trung bình); nhân lực CEO và QTCL có trình độ, kĩ năng cao và trung thành với DN (đạt 2,97 điểm – xếp loại gần trung bình) được coi trọng. Đó là những tiêu chí năng lực KD cốt lõi hàng đầu cần quan tâm tổ chức và lãnh đạo phát triển.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, dưới điều kiện đại đa số DN ngành may VN xác định CLXK vẫn là loại hình ưu tiên và trong đó vẫn lấy phương thức CMT là chủ yếu, các CEO lại đặt năng lực đáp ứng nhanh và chất lượng các đơn hàng ở vị trí quan trọng thứ 9 (đạt 4,0 điểm – xếp loại khá); xây dựng văn hóa của DN xếp loại thứ 10 (đạt 3,14 điểm – xếp loại trung bình); thiết lập liên minh CL theo chuỗi giá trị ngành may quốc gia và quốc tế xếp loại thứ 11 (đạt 2,88 điểm – xếp loại gần trung bình) là chưa phù hợp, thiếu logic và không đúng nguyên lí. Nhìn chung, xếp loại các năng lực cạnh tranh KD của các DN mới đạt mức trung bình.