Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam 1 Tổng quan về ngành may Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 37 - 38)

D. TCT chiến lược logistics

2.1.Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam 1 Tổng quan về ngành may Việt Nam

B. Phát triển thương hiệu

2.1.Khái quát hoạt động của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam 1 Tổng quan về ngành may Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về ngành may Việt Nam

Việt Nam là nước sản xuất dệt may lớn thứ năm trên thế giới. Doanh thu xuất khẩu hàng năm của ngành đạt trên 11 tỷ USD vào năm 2011 với mức tăng trưởng ổn định trong suốt 10 năm qua. Hầu hết doanh thu có nguồn gốc từ CMT với lợi nhuận chiếm từ 4-10% (lợi nhuận có xu hướng giảm dần). Lượng tiêu thụ trong nước đạt khoảng 4,2 tỷ USD, với mức lợi nhuận cao hơn nếu sợi và vải tự sản xuất trong nước.

Việt Nam hiện có khoảng trên 3.000 DN dệt may và may mặc, trong đó có 2.000 DN quy mô lớn. DN tư nhân hoặc cổ phần chiếm 75%, các DN FDI chiếm 24,5% và DNNN chiếm 0,05%. Hầu hết các DNNN truyền thống hiện nay đã chuyển đổi thành dạng DN cổ phần hoặc tư nhân hóa. Ngành dệt may có khoảng 200 nhà máy dệt với công nghệ tương đối lạc hậu chủ yếu sản xuất phục vụ thị trường trong nước. Phần lớn sợi dệt sản xuất trong nước không phù hợp cho CMT. Vì vậy 90% lượng vải sử dụng trong CMT đều phải nhập khẩu. Các nhà máy dệt kim chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, trừ một số nhà máy liên doanh liên kết.

Sự gia tăng chu kỳ thay đổi về mẫu mã thời trang tạo ra thay đổi nhanh chóng về thiết kế và yêu cầu sản xuất, cùng những quy định ngặt nghèo về thời gian giao hàng gây áp lực lên cơ chế hành chính, sản xuất, tổ chức và vận tải của các DN Việt Nam. Dệt và may tuy đều thuộc lĩnh vực may mặc nhưng lại có những mục tiêu phát triển khác nhau cũng như thuận lợi và thách thức riêng biệt. Ngành may đòi hỏi đội ngũ lao động lành nghề trong khi đó ngành dệt phát triển nhờ vốn và công nghệ chuyên sâu.

Nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước ở mức thấp (tối đa 10% trong gia công xuất khẩu CMT). Nguyên liệu thô như bông và sợi nhân tạo vẫn phải nhập khẩu, dù ở miền Nam đã có một nhà máy sợi PE hiện đại được đầu tư vốn FDI. Khoảng 90% các sản phẩm trung gian và phụ kiện, sợi, dệt, vải dệt kim phục vụ gia công xuất khẩu CMT đều nhập khẩu (miễn thuế). Tổng giá trị nhập khẩu bông, sợi nhân tạo, vải sợi và các phụ kiện năm 2010 đạt 8,9 tỷ USD (bao gồm cả bông nhập khẩu phục vụ thị trường trong nước), tổng lợi nhuận chỉ đạt 3,3 tỷ USD. Lợi nhuận này so sánh tương quan với tổng số 3 triệu công nhân và khoảng 3,000 công ty dệt may trong nước không thể cho

phép đầu tư lớn vào các dây chuyền như kéo sợi, dệt và hoàn thiện.

Thông thường, đầu tư chủ yếu diễn ra ở các nhà máy mới có vốn FDI. Đầu tư vào các nhà máy cũ với mặt bằng và công nghệ hạn chế, thiếu hệ thống xử lý môi trường và cơ sở hạ tầng đầy đủ thường phức tạp và ít khả thi hơn. Một số DN lớn trong nước có thểđổi mới thông qua liên doanh liên kết. Chu kỳđầu tư ít nhất từ 3 đến 5 năm tính từ khi nghiên cứu khả thi cho đầu tư và nghiên cứu thị trường ban đầu tới khi đi vào hoạt động.

Việc phát triển các cụm công nghiệp dệt may gần các nhà máy may mặc lớn và liên kết chuỗi cung ứng sẽ giúp giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận của ngành dệt may. Chất lượng đầu ra của ngành dệt may Việt Nam được đánh giá tích cực so với các nước CMT khác. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là áo phông, áo polo, áo sơ mi, quần tây và thời trang nữ trong phân khúc thấp tới trung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến năm 2020 (Trang 37 - 38)