Các mơ hình khơng gian của cơng nghiệp hóa và năng suất

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 28)

và năng suất

Phát hiện chính

• Phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã được thúc đẩy bởi tăng trưởng nhanh chóng của khu vực cơng nghiệp và dịch vụ, hiện đóng góp khoảng 85% GDP quốc gia.

• Nhìn chung, q trình chuyển đổi cơ cấu được định hình bởi các chính sách về khơng gian của Việt Nam trong ba lĩnh vực chính: (1) dịch chuyển lao động; (2) quy hoạch đơ thị và sử dụng đất; và (3) chính sách tài khóa và tài trợ. Các chính sách khơng gian đã có thành cơng đáng kể trong việc tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế trên diện rộng với đặc trưng là khơng có bất bình đẳng lớn giữa các vùng.

• Một yếu tố quan trọng của thành cơng này là việc phân bổ lại lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trong nội bộ khu vực nông thôn. Mặc dù việc làm được tạo ra có thể khơng phải là hoạt động có giá trị gia tăng đặc biệt cao, năng suất của người lao động trong những việc làm này vẫn cao hơn nhiều so với việc làm nơng nghiệp trước đó.

• Cơng nghiệp hóa được thực hiện theo hai cấp. Cấp độ 1 bao gồm vùng Đồng bằng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng, bao gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và khu vực bao quanh tương ứng. Kết hợp với nhau, hai vùng này đại diện cho khoảng 80% việc làm công nghiệp và dịch vụ, sản xuất và lợi nhuận ở Việt Nam. Cấp độ 2 bao gồm bốn vùng còn lại của Việt Nam.

• Đầu tư trực tiếp nước ngồi là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế ở cả các vùng cấp độ 1 và toàn bộ Việt Nam nói chung. Mặc dù có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, doanh nghiệp nước ngồi chưa có liên kết đáng kể với nhau và với doanh nghiệp trong nước, cũng như với các vùng nơi doanh nghiệp nước ngồi đặt trụ sở.

• Việt Nam gặp phải cả tình trạng tính kinh tế nhờ tích tụ yếu và ảnh hưởng mạnh của tắc nghẽn ở Hà Nội và TP HCM. Tính kinh tế nhờ tích tụ yếu có liên quan đến tình trạng thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp và thiếu liên kết giữa các thị trường lao động địa phương, hạn chế khả năng chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn của Việt Nam. Ảnh hưởng mạnh của tắc nghẽn là kết quả của đầu tư không đầy đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số đô thị. Đồng thời, do không dễ dàng thu hút lao động từ các vùng khác, hai động cơ kinh tế song song, Hà Nội và TP HCM, đang phải đối mặt với thiếu hụt lao động, ngày càng hạn chế hơn sự tăng trưởng của hai vùng này.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)