Phân bổ ngân sách và lập kế hoạch tài chính-ngân sách

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 154)

Hồn thiện cơng thức phân bổ ngân sách để đáp ứng nhu cầu lớn hơn của các trung tâm đơ thị tăng trưởng nhanh và khuyến khích hoạt động hiệu quả

Cơng thức chia sẻ nguồn thu bình đẳng hiện tại khơng có hiệu quả cho tất cả các tỉnh và các vùng, như đã phân tích trong các phần trước. Chính phủ đang xây dựng cơng thức mới cho giai đoạn 5 năm tới (2021- 25) để Quốc hội xem xét phê chuẩn. Để duy trì ngun tắc cơng bằng theo hiến pháp đồng thời hỗ trợ tăng trưởng bền vững cho tất cả các tỉnh và các vùng và tăng trưởng hiệu quả hơn ở các thành phố đang phát triển nhanh chóng, cơng thức mới này cần bảo đảm:

Phân bổ ngân sách bổ sung để tăng đầu tư cho vùng Tây Nguyên, là vùng duy nhất có đầu tư theo đầu người giảm đi trong vài năm qua

Nguồn thu giữ lại cao hơn cho Hà Nội và TP HCM để tối thiểu duy trì tăng trưởng đầu tư theo đầu người ở hai thành phố lớn bằng với mức tăng bình quân của quốc gia

Nguồn thu giữ lại cao hơn cho các tỉnh ở vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng nơi tăng trưởng đầu tư theo đầu người thấp hơn mức trung bình quốc gia. Hai vùng này có thể nâng mức tăng chi đầu tư tương đương với tiềm năng và tốc độ tăng dân số cao của vùng

Tích hợp quy trình lập ngân sách tỉnh với lập kế hoạch đầu tư để tối đa hóa nguồn thu

Quy trình lập ngân sách chung của Sở Tài chính tỉnh chủ yếu dựa vào chi đầu tư phát triển do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh lập dự toán. Theo hệ thống hiện tại, hầu như khơng có hướng dẫn và quy định về tối đa hóa nguồn thu và phân tích tài chính về đầu tư xây dựng cơ bản. Hiệu lực và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản sẽ được cải thiện đáng kể nếu được lập kế hoạch theo cách có tính đến nguồn thu sẽ được tạo ra từ cơ sở hạ tầng được đầu tư và đất có hạ tầng để bán đấu giá. Chính phủ có thể xem xét ban hành quy định và hướng dẫn chính sách về lập kế hoạch thu ngân sách và kế hoạch chi đầu tư phát triển trung hạn và hàng năm với mục tiêu tối đa hóa nguồn thu tương lai của địa phương nhờ đầu tư vào hạ tầng. Một hệ thống lập kế hoạch tích hợp, thay vì quy trình ngân sách kép bao gồm lập kế hoạch tài chính - ngân sách và lập kế

hoạch chi đầu tư không liên quan như hiện tại, có thể được thí điểm ở năm thành phố lớn nhất, có năng lực cao hơn, trước khi triển khai ở tất cả các tỉnh. Nếu hệ thống được triển khai thành cơng, triển vọng tài chính dài hạn và tín nhiệm của chính quyền cấp tỉnh sẽ được cải thiện.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)