Phát hiện chính
Tình trạng tập trung dịng di cư đến hai vùng cực kinh tế của Việt Nam đang giảm dần và phân tán không gian dân số sang các vùng khác ngày càng tăng. Trong khi đó, mức độ di cư liên tỉnh và liên vùng cùng giảm đi, cho thấy người di cư đang dịch chuyển trong khoảng cách tương đối hạn chế từ nơi sinh sống.
Các vùng đơ thị lớn có đặc trưng bởi tính kinh tế nhờ tích tụ yếu. Lực lượng lao động và mơ hình hiệu quả ngồi hai vùng đơ thị lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) chủ yếu bao gồm các nền kinh tế giới hạn trong các quận/huyện và khơng có tích tụ đáng kể. Năng suất tương đối thấp của hai lực lượng lao động lớn nhất ở hai vùng đô thị lớn là dấu hiệu thể hiện tác động của những hạn chế khác nhau về thể chế và cơ cấu đối với dịch chuyển lao động.
Chính sách di cư là yếu tố quan trọng trong dịch chuyển lao động. Hệ thống đăng ký hộ khẩu lâu đời gây bất bình đẳng về cơ hội giữa cơng dân có và khơng có đăng ký thường trú. Do đó, người lao động nhập cư bị hạn chế về cơ hội sử dụng các dịch vụ công cơ bản, cơ hội kinh tế, và bảo vệ phúc lợi xã hội. Do đó, chi phí kinh tế xã hội đối với người lao động nhập cư trở thành rào cản đáng kể đối với di cư.
Người lao động nhập cư thiếu nhà ở có chất lượng và giá cả hợp lý. Bất cập về chính sách nhà ở giá hợp lý và chính sách tài trợ đã dẫn tới thiếu hụt lớn về nhà ở giá hợp lý, buộc nhiều người di cư phải sống trong điều kiện nhà ở kém chất lượng.
Cơng tác xây dựng chính sách, quy hoạch, và phân bổ nguồn lực ngân sách dài hạn ở cả cấp quốc gia và địa phương cịn hạn chế do chưa tính đến (hoặc đánh giá chưa đầy đủ về) người di cư.
Hành động chính sách quan trọng
Việc cải thiện dịch chuyển lao động có ý nghĩa quan trọng nhằm cải thiện tính kinh tế nhờ tích tụ. Do lợi tức dân số của quốc gia đang sụt giảm, hai vùng đô thị lớn Hà Nội và TP HCM, cùng với các thành phố lớn khác, phải sử dụng người di cư để hỗ trợ lực lượng lao động đô thị cần thiết nhằm duy trì tăng trưởng hiệu quả trong dài hạn.
Dịch chuyển lao động sẽ được cải thiện bằng cách xử lý các rào cản thể chế và cơ cấu quan trọng đang cản trở di cư (đặc biệt là các gia đình) thơng qua
y Giảm chi phí kinh tế xã hội cho người di cư và gia đình họ với việc xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng xuất phát từ hệ thống đăng ký cư trú
y Tăng nguồn cung nhà ở giá hợp lý thông qua cải cách những chính sách khơng hiệu quả để tài trợ và phát triển nhà ở giá hợp lý
y Cải thiện lập kế hoạch tài chính - ngân sách và thực hiện phân bổ ngân sách ở cấp chính quyền trung ương và địa phương để đáp ứng nhu cầu của người di cư đối với dịch vụ công, hạ tầng và phát triển kỹ năng.
78 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng
Phần II C ác chính sách k hơng g ian chính v à hạn chế v ề thể chế đối với các nỗ lực định hình lại lộ tr
ình đơ thị hóa của
V
Giới thiệu
Tài liệu nghiên cứu về di cư ở Việt Nam thiết lập liên kết giữa cơ cấu kinh tế, thị trường lao động trong nước, và tình hình di cư của quốc gia, và ghi nhận rằng di cư trong nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi về cơ cấu (Abella và Ducanes 2011; Coxhead, Cường và Vũ 2015). Công cuộc Đổi mới năm 1986 đóng vai trị xúc tác cho một giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục, được thúc đẩy bởi ngoại thương dựa trên đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sau cải cách tự do hóa thị trường, mức độ di cư chung đã tăng đáng kể trong những năm 1990. Trên thực tế, dịch chuyển lao động có vai trị tối quan trọng đối với chuyển đổi cơ cấu và không gian của quốc gia do lao động nông thôn dư thừa có thể đáp ứng, ở mức độ nhất định và theo phương thức thị trường, nhu cầu lao động của các khu công nghiệp và khu chế xuất đang phát triển nhanh chóng ở hai vùng đơ thị lớn và các khu vực đô thị (Coxhead, Cường và Vũ 2015). Như đề cập tại chương 2, bằng chứng thực nghiệm cho thấy đa số hoạt động di cư chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý tương đối hạn chế và mơ hình này cịn trở nên rõ rệt hơn trong những năm gần đây. Trên thực tế, sự phổ biến của hoạt động di cư liên tỉnh là biểu hiện của rào cản đáng kể đối với dịch chuyển lao động. Phát hiện này có hàm ý rộng hơn về hiệu quả của thị trường lao động, đặc biệt là hai vùng đô thị lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), đóng vai trị động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chính sách di cư là yếu tố quan trọng quyết định khối lượng và chất lượng của dòng lao động đến các thành phố, có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của tính kinh tế nhờ tích tụ ở các vùng đơ thị lớn và khu vực đô thị.
Chương này xem xét các rào cản về thể chế và cơ cấu đang hạn chế dịch chuyển lao động, bao gồm cả chi phí kinh tế xã hội mà người di cư phải chịu do bị hạn chế cơ hội sử dụng các dịch vụ công cơ bản phát sinh từ hệ thống đăng ký cư trú. Chương này kết thúc với những cải cách chính sách nhằm thúc đẩy lộ trình đơ thị hóa hiệu quả hơn thơng qua cải thiện dịch chuyển lao động.