Mặc dù năng suất lao động ở cấp quận/huyện có chênh lệch đáng kể, các quận/huyện có năng suất cao có xu hướng tập trung quanh hai vùng đơ thị lớn. Để xem xét kỹ hơn phát hiện này, phần này phân loại các quận/ huyện thành bốn loại dựa trên mức độ việc làm (quy mô lực lượng lao động) và năng suất lao động:18
Quận/huyện cao-cao: quận/huyện có số việc làm cao và năng suất cao
Quận/huyện thấp-cao: quận/huyện có số việc làm
thấp và năng suất cao
Quận/huyện cao-thấp: quận/huyện có số việc làm
cao và năng suất thấp
Quận/huyện thấp-thấp: quận/huyện có số việc làm
thấp và năng suất thấp.
Như thể hiện trong bản đồ 1.5, các quận/huyện cao- cao (màu hồng đậm trên bản đồ) hoặc ở Hà Nội và TP HCM hoặc tiếp giáp với hai thành phố này. Tuy nhiên, trong số các quận/huyện cao-cao cũng có các quận/ huyện cao-thấp (màu hồng nhạt) – nghĩa là các quận có số việc làm cao nhưng năng suất thấp.
Bản đồ 1.5 Phân loại mức độ việc làm - năng suất lao động ở các vùng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Việt Nam, 2016
a. Hà Nội b. TP HCM Ba Dinh Hoan Kiem Long Bien Cau Giay Dong DaHai Ba Trung Hoang Mai Thanh Xuan Gia Lam Nam Tu Liem Thanh Tri Bac Tu Liem Thuan Thanh Luong Tai Ha Dong Hoai Duc uong My
Thanh Oai Thuong Tin Phu Xuyen Ung Hoa My Duc
Nam Sach Kinh Mon Kim Thanh Thanh Ha Cam Giang Binh Giang Gia Loc
Tu Ky Thanh Mien Hong Bang Ngo Quy Le Cha Kien An Thuy Nguy An Duong An Lao Kien Thu Tien Lang Vinh Bao Van Lam Van Giang Yen My My Hao An Thi Khoai Chau Kim Dong Tien Lu Phu Cu Quynh Phu Hung Ha
Dong Hung Thai Thuy Tien Hai Kien Xuong Vu Thu Duy Tien Kim Bang Thanh Liem Binh Luc Ly Nhan My Loc Vu Ban Y Yen Nam Truc
Truc Ninh Xuan Truong Giao Thuy Hai Hau Tam Diep Nho Quan Gia Vien Hoa Lu Yen Khanh Kim Son Yen Mo Bim Son nh y Lac Thuy Hai Duong Ninh Giang Hung Yen Thai Binh Phu Ly Nam Dinh Ninh Binh 0 5 10 20 30 40 50 Kilometers
High employment–high productivity Low employment–high productivity High employment–low productivity Low employment–low productivity All other values
Di An Thuan An L Nhon Trach Quan 1 Quan 12 Thu Duc Quan 9 Go Vap Binh Thanh Tan Binh Tan Phu Phu Nhuan
Quan 2 Quan 3 Quan 10 Quan 11Quan 5Quan 4 Quan 6Quan 8 Binh Tan Quan 7 Cu Chi Hoc Mon Binh Chanh Nha Be Duc Hoa Ben Luc Can Duoc Can Giuoc Go Cong Bien Hoa Binh Chanh Can Gio
Tan An Tan Tru
Chau Thanh
0 3 6 12 18 24 30
Kilometers
High employment–high productivity Low employment–high productivity High employment–low productivity Low employment–low productivity All other values
Nguồn: Phân tích của Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Thế giới dựa trên dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng Điều tra
Doanh nghiệp, 2016.
Chú thích: Việc phân loại cao so với thấp dựa trên giá trị trung bình của năng suất lao động và việc làm ở quận/huyện.
Mức năng suất của các đơ thị khác có chênh lệch. Một số quận/huyện của Hải Phịng có năng suất lao động cao hơn với mức độ việc làm tương đối cao. Đà Nẵng rơi vào nhóm thấp-thấp. Một số phần của Cần Thơ là các quận/ huyện có số việc làm thấp-năng suất cao. Tuy nhiên, các quận/huyện ở ba thành phố này có lực lượng lao động hạn chế, dao động từ 30.000 đến 100.000 lao động mỗi quận/huyện, mặc dù đây là ba đô thị lớn nhất của quốc gia sau Hà Nội và TP HCM. Điều này cho thấy các đơ thị này có thể thiếu thị trường lao động địa phương đủ sâu để tạo ra lợi ích tích tụ đáng kể.
Các quận/huyện có số việc làm thấp - năng suất cao nằm rải rác ở nhiều vùng khác nhau. Các quận/huyện này thuộc những vùng như ĐBSCL, tương đối xa Hà Nội và TP HCM. Ngược lại, hầu hết các quận/huyện ở vùng duyên hải được phân loại là quận/huyện có năng suất thấp, trừ thành phố Quảng Ngãi. Nhìn chung, mơ hình việc làm và năng suất bên ngồi hai vùng đô thị lớn cho thấy nền kinh tế quận/huyện khơng có nhiều tích tụ.
Năng suất cao – việc làm cao Năng suất cao – việc làm thấp Năng suất thấp – việc làm cao Năng suất thấp – việc làm thấp Tất cả các giá trị khác
Năng suất cao – việc làm cao Năng suất cao – việc làm thấp Năng suất thấp – việc làm cao Năng suất thấp – việc làm thấp Tất cả các giá trị khác KM
KM
34 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng
Phần I Q tr ình đơ thị hóa v à chuy ển đổi k inh t ế v ề k hơng g ian ở V
Mơ hình trong cấp độ 1
Mặc dù có chênh lệch cụ thể về mức năng suất theo quy mô doanh nghiệp giữa Hà Nội và TP HCM, các doanh nghiệp có năng suất cao trong cả hai ngành sản xuất và dịch vụ đều tập trung ở hai vùng đô thị lớn. Trên thực tế, các quận/huyện trong hai vùng này chiếm hơn một nửa số quận/huyện có năng suất cao trong cả hai ngành. Số lượng quận/huyện có năng suất cao ở vùng đô thị TP HCM cao hơn so với vùng đô thị Hà Nội là phù hợp với việc vùng đơ thị TP HCM có năng suất chung cao hơn.
Trong ngành sản xuất, số lượng lớn hơn các quận/ huyện lân cận của Hà Nội và TP HCM được phân loại thuộc nhóm có năng suất cao hơn so với các quận/ huyện nằm trong hai thành phố. Các quận/huyện có năng suất cao trong khu vực dịch vụ tập trung nhiều ở các quận nội đô (chủ yếu là các quận trung tâm đô thị tại TP HCM). Phát hiện này là tín hiệu về chuyển đổi dựa trên khu vực cấp ba tại khu vực đô thị Hà Nội và TP HCM (chủ yếu là TP HCM) và tập trung sản xuất tại các huyện ngoại thành của các vùng đơ thị lớn. Hà Nội và TP HCM có chênh lệch về chuyển đổi cơng nghiệp chủ yếu do chênh lệch về hiệu quả trong các khu vực dịch vụ và thương mại, mặc dù đã có cải thiện về hiệu quả sản xuất ở cả hai vùng (hình 1.11). Mơ hình tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp ở Hà Nội và TP HCM có khác biệt mạnh mẽ trong giai đoạn 2011-2016, cho thấy TP HCM đã thành công hơn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn. Hình 1.11.a so sánh tăng trưởng lợi nhuận của Hà Nội và vùng đô thị lân cận. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2011 - 2016 cao hơn so với lợi nhuận đình trệ của doanh nghiệp tại Hà Nội. Ngược lại, tăng trưởng lợi nhuận TP HCM vẫn tốt hơn vùng lân cận là Đông Nam Bộ. Tỷ trọng doanh thu doanh nghiệp TP HCM trong doanh thu doanh nghiệp của toàn bộ vùng đô thị, bao gồm TP HCM và phần cịn lại của Đơng Nam Bộ, ổn định ở mức khoảng 60% trong giai đoạn 2011-2016, trong khi tỷ trọng doanh thu doanh nghiệp Hà Nội trong doanh thu doanh nghiệp của toàn bộ vùng đô thị, bao gồm Hà Nội và ĐBSH, giảm mạnh từ 65% xuống 56%. Đáng chú ý hơn, tỷ trọng lợi nhuận của TP HCM trong tồn bộ vùng đơ thị tăng dần (từ 56 lên 60%) từ 2011 đến 2016, trong khi tỷ trọng lợi nhuận của Hà Nội trong tồn vùng đơ thị giảm đáng kể (từ 83 xuống 62% ) – xem hình minh họa 1.11.b.
So với doanh nghiệp ở Hà Nội, doanh nghiệp nhỏ ở vùng đơ thị TP HCM có năng suất cao hơn nhiều. Năng suất này bắt nguồn từ năng suất lao động cao hơn của doanh nghiệp nhỏ trong khu vực cấp ba, đặc biệt khu vực thương mại và dịch vụ, cao gần gấp bốn lần tại ở TP HCM so với Hà Nội. Mức lợi nhuận của khu vực thương mại có lợi nhuận cao nhất ở TP.HCM gấp khoảng ba lần so với Hà Nội. Năm 2016, khu vực thương mại có lợi nhuận cao nhất tại TP HCM chủ yếu là các ngành bán buôn dựa trên tiêu dùng như thực phẩm và sản phẩm gia dụng. Các ngành thương mại có lợi nhuận cao nhất tại Hà Nội bao gồm bán bn máy móc và kim loại (như máy móc và thiết bị khác). Bất động sản là khu vực dịch vụ có lợi nhuận cao nhất ở cả Hà Nội và TP HCM. Các ngành khác có lợi nhuận cao nhất tại TP HCM là dịch vụ chuyên nghiệp và hậu cần, trong khi khu vực dịch vụ có lợi nhuận cao nhất Hà Nội chủ yếu là hành chính.
Khác biệt lớn về khả năng tạo ra lợi nhuận giữa Hà Nội và TP HCM bắt nguồn từ sự đình trệ của doanh thu và sụt giảm lợi nhuận ở các quận thuộc khu vực nội đô cũ của Hà Nội (hình 1.12). Vùng đơ thị TP HCM có lợi nhuận tăng theo dần ở cả vùng lõi (nội đô TP HCM) và các huyện ngoại thành. Ngược lại, các quận thuộc khu vực nội đơ cũ của Hà Nội có lợi nhuận sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ các ngành trong khu vực thương mại thuộc nội đô cũ của Hà Nội bị chậm lại đáng kể từ 2006 đến 2011, và lợi nhuận ròng ở khu vực này giảm trong cùng kỳ, trong khi cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng ở các quận nội đơ TP.HCM. Nhìn chung, điều này cho thấy các quận nội đô TP.HCM thành công hơn trong chuyển đổi sang các khu vực cấp ba có giá trị gia tăng cao hơn và hiệu quả hơn so với các quận nội đô Hà Nội.
Khác với tình hình của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn (những doanh nghiệp có trên 1.000 lao động) ở vùng đô thị Hà Nội có năng suất cao hơn nhiều so với doanh nghiệp trong vùng đô thị TP HCM. Trên thực tế, doanh nghiệp lớn ở các quận/huyện có năng suất cao ở TP HCM có năng suất giảm theo quy mơ, trong khi doanh nghiệp ở các quận/huyện có năng suất cao Hà Nội có năng suất tăng theo quy mơ. Chênh lệch về năng suất chủ yếu là do mức năng suất lao động khác nhau của các doanh nghiệp sản xuất rất lớn (doanh nghiệp có trên 10.000 lao động).
C
ác mơ hình k
hơng g
ian của c
ơng nghiệp hóa v
à năng suấ
Hình 1.11 Tổng lợi nhuận doanh nghiệp theo vùng và tỷ trọng lợi nhuận và doanh thu của đô thị và vùng lân cận: Việt Nam, 2006–16