Chính sách tài trợ

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 155 - 156)

Xây dựng các cơ chế tài trợ để tạo điều kiện cho liên kết liên tỉnh và liên vùng

Để các tỉnh trong một vùng có thể cùng đầu tư vào cơ sở hạ tầng vùng, chính phủ nên có chính sách ưu đãi về tài chính thơng qua các khoản tài trợ đối ứng để giảm nghĩa vụ tài chính của các tỉnh. Đối với các khoản đầu tư như vậy, chính phủ có thể xem xét thiết lập một cơ chế bao gồm các sắp xếp thể chế, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, và các chỉ tiêu hỗ trợ tài chính cụ thể, cũng như các yêu cầu về giám sát và đánh giá. Ưu đãi tài chính có thể dưới hình thức phân bổ đối ứng từ nguồn dành riêng trong ngân sách trung ương hoặc phân bổ cho một số hạng mục đầu tư nhất định. Các tỉnh liên quan cũng phải phân bổ tài trợ đối ứng từ ngân sách địa phương.

Thí điểm cho vay thương mại cho các tỉnh có mức tín nhiệm cao để mở rộng các phương án tài trợ đầu tư

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2018), Chính phủ nên cải thiện khung pháp lý về tài trợ để các tỉnh/ thành có thể vay vốn của ngân hàng thương mại cho phát triển hạ tầng. Một cách tiếp cận thận trọng là triển khai dự án thí điểm ở một vài trong số 13 tỉnh/thành có kết dư ngân sách (bao gồm cả Hà Nội và TP HCM) - được cho là những tỉnh/thành có mức độ tín nhiệm cao và thiếu hụt đáng kể về tài trợ hạ tầng - để thử nghiệm phương thức mới cho phép các tỉnh tiếp cận hiệu quả tài trợ của ngân hàng thương mại trước khi mở rộng cải cách. Chính phủ có thể thơng qua các sửa đổi đối với cải cách quy định cả trước và sau thí điểm để giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:

y Thẩm quyền vay nợ của chính quyền địa phương.

Khung pháp lý cần nêu rõ thẩm quyền vay nợ của chính quyền cấp tỉnh, bao gồm cả các khoản vay ngân hàng thương mại. Về bên cung, quy định của ngành ngân hàng cần có hướng dẫn rõ ràng và tồn diện đối với việc ngân hàng thương mại cấp khoản vay cho chính quyền địa phương, bao gồm các yêu cầu về bảo đảm an toàn.

y Thời hạn nợ vay. Quy định của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam về thời hạn cho vay tối đa là 24 tháng cần được xem xét và sửa đổi để ngân hàng thương mại có thể cho chính quyền địa phương vay dựa trên các điều khoản do bên cho vay và bên vay quyết định.

y Nợ phải trả. Cần có quy định luật pháp xác nhận

và làm rõ về việc chính phủ sẽ không bảo lãnh cho các khoản nợ vay của tỉnh mặc dù chính phủ phê duyệt việc phát hành nợ của chính quyền địa phương. Khi chính phủ muốn bảo lãnh nợ vay, pháp luật cần có quy định rõ ràng về nội dung đó.

y Bảo đảm nợ vay. Nên cho phép chính quyền địa phương sử dụng nguồn thu ngân sách xác định rõ để đảm bảo việc trả nợ cho bên cho vay. Có thể xem xét các biện pháp kỹ thuật phù hợp để thực hiện hiệu quả quyền lợi được bảo đảm “ưu tiên đầu tiên” của người cho bên cho vay và chủ nợ (như mở tài khoản ủy thác tại ngân hàng thương mại).

y Quản lý nợ và công bố thông tin. Khung pháp lý

cần quy định trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nợ vay. Chính quyền cấp tỉnh phải báo cáo thường xun lên chính phủ và cơng bố công khai về việc phát hành nợ, sử dụng nợ, và tình trạng khơng trả được nợ vay khi phát sinh.

y Không trả được nợ vay và mất khả năng thanh toán. Khung pháp lý cần quy định cơ chế khắc phục cho trường hợp chính quyền cấp tỉnh không trả được nợ vay và mất khả năng thanh tốn.

Tăng cường các chính sách tài k

hóa v

à tài tr

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)