Bằng chứng về dịch chuyển lao động hạn chế

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 95 - 97)

Sau khi đổi mới, cơ hội kinh tế và sinh kế được tạo ra nhờ mở rộng nhanh chóng các ngành sản xuất dựa trên FDI ở vùng đô thị Hà Nội và TP HCM, và ở mức độ thấp hơn ở các thành phố lớn khác trong các vùng cấp độ 2 như Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, thúc đẩy di cư của hàng triệu lao động nông thôn. Trong những năm gần đây, mức độ di cư chung sụt giảm đáng kể - từ mức 6,7 triệu năm 2009 xuống 5,7 triệu năm 2014, với mức giảm bình qn năm 3,4%.39 Hơn nữa, có sụt giảm về mức độ tập trung của dịng di cư tới Đơng Nam bộ, vốn có lực hút mạnh nhất đối với lao động di cư trong quá khứ. Tỷ lệ di cư thuần của vùng đã giảm đáng kể, từ 19,9% năm 2010 xuống 5,6% năm 2017 (bảng 3.1). Đồng thời, ba vùng trong quá khứ là nguồn di cư - Trung du và Miền núi Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long – có cải thiện mạnh mẽ về tỷ lệ di cư thuần. Đáng chú ý, tỷ lệ di cư thuần của cực kinh tế còn lại của quốc gia, Đồng bằng sơng Hồng, nhìn chung được duy trì ở mức bằng 0 trong giai đoạn này, cho thấy dịng di cư thuần vào vùng này nhìn chung ổn định do vùng này khơng phải là vùng có đóng góp thuần hay tiếp nhận thuần đối với người di cư, ngay cả khi có chuyển dịch lớn về mơ hình ở các khu vực khác.

Nới lỏng r

ào cản đối v

ới dịch chuy

Bảng 3.1 Tỷ lệ di cư thuần: Việt Nam, 2010–17

%

2010 2014 2015 2016 2017

Trung du và Miền núi Bắc bộ –3,9 –2,0 –1,9 –2,5 –1,1

Đồng bằng sông Hồng 0,5 –0,5 0,0 0,5 0,0

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung –5,7 –1,8 –1,8 –1,1 –0,2

Tây Nguyên –0,3 1,6 –1,1 –2,4 –0,7

Đông Nam bộ 19,9 11,2 9,7 8,4 5,6

Đồng bằng sông Cửu Long –8,4 –6,7 –5,4 –4,6 –4,0

Nguồn: TCTK 2018.

Trong khi đó, các hành động chính sách của chính phủ để thúc đẩy cơng nghiệp hóa nơng thôn đã thúc đẩy giảm chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng. Khi cơ hội việc làm mở rộng ở khu vực nông thôn (hoặc khu vực trước đây là nông thôn), nhiều lao động nhập cư tiềm năng đã chọn ở lại quê nhà hoặc trong tỉnh nhà thay vì dịch chuyển đến các vùng và khu vực đô thị, nơi họ sẽ phải gánh chịu chi phí kinh tế xã hội di cư lớn hơn.

Sụt giảm tỷ lệ di cư thuần của quốc gia và đặc biệt là di cư thuần tới vùng Đông Nam bộ càng minh chứng cho quan sát rằng Việt Nam đang trải qua giai đoạn sụt giảm tập trung dòng di cư đến hai vùng cực kinh tế và phân tán không gian ngày càng tăng của dân số tới các vùng khác. Khi việc làm công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh ở cả thành thị và nông thôn, lao động bị kéo khỏi khu vực nông nghiệp, dẫn đến lực lượng lao động nông nghiệp sụt giảm kể từ năm 2015. Do một phần lớn tăng trưởng việc làm công nghiệp và dịch vụ gần đây diễn ra ở nông thôn, khoảng một phần năm lao động nông thôn đã chuyển đổi được việc làm mà không phải chuyển đến các thành phố.

Thực tế, mơ hình di cư liên tỉnh và trong nội tỉnh trong 15 năm qua cho thấy điểm đến của người di cư có xu hướng nằm trong khoảng cách tương đối hạn chế từ nơi sinh sống. Di cư liên tỉnh và liên vùng đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây. Xu hướng này một phần do vận hành của các yếu tố kinh tế vĩ mô theo chu kỳ và chính sách cơng nghiệp hóa nơng thơn của chính phủ. Tuy nhiên, xu hướng này cũng cho thấy tác động của các rào cản về thể chế và cơ cấu đối với dịch chuyển lao động.

Những mơ hình này có ảnh hưởng thế nào đến lực lượng lao động ở các vùng đô thị lớn? Chương 2 mô tả chi tiết về cách thức lực lượng lao động và mơ hình hiệu quả ngồi hai vùng đô thị lớn Hà Nội và TP HCM biểu thị các nền kinh tế hạn chế trong các quận/huyện và khơng có tích tụ đáng kể. Ở các mức độ khác nhau, hiệu quả lao động ở các thành phố lớn nhất chưa được cải thiện ở mức tương xứng với tăng trưởng dân số và khơng gian đơ thị. Một mặt, tính kinh tế nhờ tích tụ yếu là kết quả của tình trạng yếu kém về kết nối hạ tầng trong các khu vực mở rộng của hai vùng đô thị lớn và liên kết ngành yếu của doanh nghiệp FDI, thường nằm trong các khu cơng nghiệp khép kín. Mặt khác, sụt giảm chung về năng suất tổng thể của lực lượng lao động ở hai vùng đô thị lớn khi lực lượng lao động mở rộng ra ngoài ranh giới vùng đệm 10 km của Hà Nội và TP HCM cho thấy số lượng và chất lượng của lao động di cư đến hai vùng này chưa theo kịp nhu cầu của những thị trường lao động đó. Năng suất tương đối thấp của lực lượng lao động lớn nhất ở hai vùng đô thị lớn của Việt Nam cho thấy tác động của những hạn chế về thể chế và cơ cấu đối với dịch chuyển lao động, cũng như bất cập của hệ thống giáo dục và dạy nghề, ngoài những vấn đề khác. Trong tương lai, để cải thiện dịch chuyển lao động, cần thực hiện một loạt các hành động chính sách để giảm bớt chi phí kinh tế xã hội đáng kể đang cản trở di cư, đặc biệt là di cư gia đình.

80 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng

Phần II C ác chính sách k hơng g ian chính v à hạn chế v ề thể chế đối với các nỗ lực định hình lại lộ tr

ình đơ thị hóa của

V

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)