Cải thiện lập kế hoạch tài chính – ngân sách và phân bổ ngân sách

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 110 - 112)

bổ ngân sách

Áp dụng các cải cách tài khóa để hỗ trợ các thành phố đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đô thị. đầu tư hạ tầng. và phát triển kỹ năng

Chính phủ cần nhận ra vai trị quan trọng của mình trong việc hỗ trợ nỗ lực của các thành phố để mở rộng cơ hội sử dụng dịch vụ công và phúc lợi xã hội của người di cư và gia đình. Trong lịch sử, hạn chế về tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy các thành phố lớn nhất thực thi nghiêm ngặt các hạn chế của hệ thống đăng ký cư trú đối với người tạm trú. Chính quyền địa phương đặc biệt lo ngại về hạ tầng đô thị và dịch vụ công quá tải, và khơng có được hỗ trợ cần thiết từ chính phủ để đáp ứng nhu cầu của dòng người di cư. Ở Trung Quốc, cải cách hệ thống đăng ký cư trú Hukou được thực hiện cùng với thay đổi về trách nhiệm ngân sách giữa các cấp chính quyền nhằm thúc đẩy cơ chế chia sẻ ngân sách trong việc cung cấp dịch vụ xã hội cho mọi người dân (Ngân hàng Thế giới 2014). Trong thay đổi đó, một khung tài chính được thiết lập cho mỗi loại dịch vụ (như giáo dục bắt buộc, y tế cộng đồng cơ bản, an sinh xã hội, trợ giúp xã hội, và nhà ở phúc lợi), và là cơ sở cho cơ chế chia sẻ ngân sách giữa chính quyền trung ương và địa phương.

Các phân tích tài chính tương tự nên được thực hiện ở các thành phố lớn của Việt Nam để đánh giá nhu cầu lao động, ước tính lợi ích kinh tế thu được từ việc chính thức hóa tình trạng của người di cư và tính tốn chi phí bổ sung cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng và dịch vụ phúc lợi xã hội, bao gồm đào tạo nghề và phát triển kỹ năng cho người lao động, trong khả năng tài chính hiện tại của mỗi thành phố. Phân tích thực nghiệm này phải là cơ sở để đánh giá thiếu hụt về tài chính và đầu tư của những thành phố này, mà chính phủ cần tìm cách bù đắp. Cơ chế bù đắp có thể bao gồm (1) điều chỉnh để tăng thuế địa phương (như thí điểm thuế bất động sản, được thảo luận tại chương 5); (2) cơ chế phân bổ ngân sách để cung cấp nguồn lực và công cụ bổ sung cho các thành phố lớn (cũng được thảo luận tại chương 5); và (3) các ưu đãi về tài chính - ngân sách tương ứng với kết quả thành phố đạt được trong việc cung cấp cho người di cư các dịch vụ cơ bản một cách cơng bằng. Cũng có thể cân nhắc áp dụng quan hệ đối tác công-tư, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế.

Điều quan trọng là phải mở rộng sự sẵn có của các chương trình đào tạo nghề và phát triển kỹ năng để cho phép người lao động đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động địa phương. Việc tăng dịch chuyển lao động thông qua cải cách hệ thống đăng ký hộ khẩu

94 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng

Phần II C ác chính sách k hơng g ian chính v à hạn chế v ề thể chế đối với các nỗ lực định hình lại lộ tr

ình đơ thị hóa của

V

phải đi kèm với việc mở rộng các chương trình đào tạo nghề cho người di cư để trang bị cho họ kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và dân cư thành thị. Chính quyền địa phương phải đầu tư mở rộng các chương trình đào tạo nghề trên cơ sở hợp tác với nhà tuyển dụng (UNDP 2016). Sự tham gia của khu vực tư nhân là chìa khóa để đảm bảo rằng các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường và áp dụng công nghệ mới. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ đào tạo thấp nhất trong các doanh nghiệp (ADB 2014). Chính quyền địa phương cần cân nhắc áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế và ưu đãi khác cho các doanh nghiệp thực hiện đào tạo tại chức và cho việc xây dựng chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo kỹ thuật và dạy nghề.

Cải thiện việc thu thập và sử dụng dữ liệu di cư

Cần cải thiện các phương pháp được sử dụng cho điều tra dân số quốc gia để có thống kê đầy đủ về người di cư, cho dù tình trạng đăng ký như thế nào. Cần thực hiện điều tra thường xuyên về người di cư để nắm được mức độ, luồng di cư và đặc điểm của người di cư, bao gồm nhu cầu về việc làm, tương tác xã hội, cung cấp dịch vụ, và điều kiện sống, đặc biệt ở các thành phố lớn nhất thu hút luồng lao động di cư lớn. Dữ liệu điều tra cần được phân loại theo giới tính để nắm rõ những khác biệt giữa người di cư nam và nữ. Ví dụ, Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam nên có một mơ-đun về di cư trong phạm vi điều tra thường xuyên. Bảng hỏi nên được thiết kế để hướng tới những nhóm người di cư khác nhau, và cần đặc biệt lưu tâm đến lao động nhập cư trong các khu công nghiệp. Việc thực hiện như vậy sẽ đảm bảo xây dựng dần dần một cơ sở dữ liệu thống nhất và có thể so sánh về dữ liệu di cư qua các năm, dựa trên Khảo sát Đăng ký Hộ gia đình năm 2015.

Quan trọng nhất là chính phủ cần đảm bảo rằng dữ liệu di cư toàn diện và chính xác được sử dụng để thiết kế các chương trình giảm nghèo và phúc lợi xã hội quốc gia và để quyết định thể chế chia sẻ ngân sách với chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương cần sử dụng dữ liệu này và tiến hành các hoạt động điều tra và giám sát chuyên sâu hơn nữa nếu cần thiết để tính đầy đủ đến người di cư, bất kể tình trạng cư trú, khi xây dựng các kế hoạch kinh tế xã hội, khơng gian và cơ sở hạ tầng tích hợp, như thảo luận tại chương 4. Việc sử dụng dữ liệu được phân tách theo giới cũng rất quan trọng để tích hợp các nhu cầu và ưu tiên khác nhau của nam và nữ giới trong khi lập kế hoạch và lập ngân sách thành phố. Ví dụ, bài học quan trọng rút ra từ Dự án Phát triển Tổng hợp Đô thị Động lực ở Thành phố Thái Nguyên do Ngân hàng Thế giới tài trợ là việc thu thập và sử dụng bằng chứng rõ ràng về cung cầu trong giáo dục và chăm sóc trẻ em (ECEC) để vận động một cách chiến lược và đạt được việc ECEC được ưu tiên trong lập kế hoạch và lập ngân sách thành phố, và được đưa vào Nghị quyết về Kinh tế-Xã hội của Thành phố giai đoạn 2016-2020. Các nhà lãnh đạo thành phố đã sử dụng bằng chứng về nhu cầu thực tế và kinh nghiệm thành công để đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho các khoản đầu tư ECED cần thiết.

Nới lỏng r

ào cản đối v

ới dịch chuy

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)