Định hướng khơng gian cịn yếu của nguồn lực ngân sách

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 151 - 152)

Mặc dù các hệ thống và quy định về tài khóa thường có quy định về phân bổ lại ngân sách, hệ thống này của Việt Nam thực hiện phân bổ lại ở mức cực đoan. Hệ thống phân bổ ngân sách của Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc “bình đẳng và cân đối giữa các vùng”, phân phối lại đáng kể nguồn thu của các tỉnh thành thuộc cấp độ 1 của quốc gia, đặc biệt là TP HCM và các tỉnh lân cận, cho các tỉnh thuộc các vùng cấp độ 2 kém phát triển hơn, bao gồm Tây Nguyên và thậm chí cả vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Mặc dù việc phân bổ lại này đã góp phần đạt được tình trạng bất bình đẳng không gian tương đối thấp giữa các vùng của Việt Nam, nhưng cũng lấy đi nguồn lực cần thiết của các khu vực có tăng trưởng dân số nhanh chóng để có

thể đáp ứng các yêu cầu hạ tầng và dịch vụ cơ bản, vì thế làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của tắc nghẽn và làm suy yếu tính kinh tế nhờ tích tụ. Tốc độ tăng dân số của một vùng ở Việt Nam có quan hệ nghịch với mức tăng nguồn lực trung bình mà vùng đó nhận được qua phân bổ ngân sách. Những khu vực trung tâm (đô thị) tập trung đông dân nhất bao gồm Hà Nội và TP HCM chịu tác động đặc biệt. Ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của hai vùng này thấp hơn mức bình quân của quốc gia, cả về tổng số và bình qn đầu người. Tăng trưởng đầu tư cơng của TP HCM, cả tổng số và bình quân đầu người, đều âm trong giai đoạn 2011-15.

Với việc không cung cấp được nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cho TP HCM, Hà Nội và các trung tâm tăng trưởng dân số nhanh chóng, hệ thống phân bổ ngân sách góp phần gây ra tình trạng thiếu liên kết về khơng gian của các thị trường lao động địa phương và thiếu kết nối mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Những kết quả này lại góp phần gây ra tình trạng yếu kém chung của tính kinh tế nhờ tích tụ ở Việt Nam. Việc không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu hạ tầng ngày càng tăng cũng làm ảnh hưởng của tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng hơn. Hai vấn đề cơ cấu xuất phát từ tác động của nguyên tắc bình đẳng trong chính sách phân bổ lại ngân sách hiện tại: (1) phân bổ lại ngân sách giữa chi thường xuyên và chi đầu tư và (2) mục tiêu đầu tư theo không gian. Như thể hiện trong hình 5.9.a, tỷ trọng chi thường xuyên trong ngân sách tỉnh tăng với tốc độ 1,5%/năm, từ 72% năm 2011 lên 76% năm 2015, trong khi tỷ trọng chi đầu tư giảm xuống mức đáng báo động là 4%/năm. Hơn nữa, đầu tư chung được phân bổ cho các tỉnh nhỏ với tốc độ tăng dân số chậm, năng suất thấp hơn và tiềm năng phát triển thấp như thể hiện ở hình 5.9.b. Nói cách khác, các khu vực đang tăng trưởng nhanh hơn và có nhu cầu phát triển hạ tầng lớn hơn lại không được đầu tư nhiều nguồn lực ngân sách hơn.

Tăng cường các chính sách tài k

hóa v

à tài tr

Hình 5.9 Tác động của chính sách bình đẳng trong sử dụng nguồn lực ngân sách, Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)