Chưa quan tâm đầy đủ đến người di cư trong lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực ngân sách

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 102 - 103)

Bất cập trong lập kế hoạch của chính phủ do thiếu thơng tin về người di cư

Tình trạng thiếu dữ liệu đáng tin cậy về di cư, mà Nghị quyết 112 năm 2017 tìm cách giải quyết, là một hạn chế quan trọng đối với công tác hoạch định chiến lược và hoạch định chính sách hiệu quả ở cấp chính quyền trung ương.49 Các cuộc tổng điều tra dân số của chính phủ và điều tra hộ gia đình vẫn loại trừ người di cư và ước tính chưa đầy đủ số lượng người di cư ngắn hạn và theo mùa (Abella và Ducanes 2011; Gubry, Thieng và Morand 2011). Ngồi ra, hiện chưa có điều tra và dữ liệu toàn diện nào tổng hợp các khía cạnh khác nhau của di cư, như nhân khẩu, lao động, mô hình khơng gian và đơ thị hóa. Để xây dựng chính sách dài hạn, việc loại trừ hoặc ước tính không đủ số người di cư dẫn tới hạn chế về hiệu lực và hiệu quả của các chính sách và quy hoạch ngành được xây dựng và triển khai bởi các Bộ, như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chính sách bảo trợ xã hội và di cư nội địa (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), chính sách giáo dục và dạy nghề (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và chính sách nhà ở (Bộ Xây dựng).

Ở cấp địa phương, tỷ lệ cao người di cư khơng đăng ký góp phần dẫn tới tình trạng đánh giá khơng đầy đủ nhu cầu hạ tầng và chính sách phát triển ở các vùng đô thị lớn Hà Nội và TP HCM. Tương tự như vậy, tình trạng người di cư khơng đăng ký chưa được thống kê đầy đủ trong các cuộc điều tra chính thức của chính phủ và trong dữ liệu hành chính có lẽ đã dẫn tới việc đánh giá chưa đầy đủ tỷ lệ đơ thị hóa chính thức trên thực tế của các thành phố.

Thiếu hỗ trợ ngân sách cho các thành phố để bù đắp cho dòng người di cư

Cơ cấu quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền ở Việt Nam khá phức tạp, với mức độ phân cấp chi ngân sách cao trong các lĩnh vực như giáo dục, hạ tầng, và y tế. Công thức cho bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương phụ thuộc rất nhiều vào số dân để dự toán cả nhiệm vụ chi và năng lực nguồn thu. Các thành phố lớn nhất, nơi thu hút tỷ lệ người dân tạm trú cao nhất, được coi là “tỉnh/thành nộp ngân sách” và không được bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương do nguồn thu thuế tương đối lớn. Do đó, các thành phố này phải tự chịu trách nhiệm giải quyết các thách thức trong tài trợ cho hạ tầng và dịch vụ công cho người dân, và thách thức này bị tăng mạnh do dòng người di cư. Chẳng hạn, theo Khảo sát Đăng ký Hộ gia đình của Ngân hàng Thế giới năm 2015, người dân tạm trú chiếm 72% số dân Bình Dương; 36% số dân TP HCM; 18% số dân Hà Nội; và 12% số dân Đà Nẵng.50 Những con số này có khả năng thấp hơn đáng kể do chưa thống kê đầy đủ số lượng lao động nhập cư khơng đăng ký. Tình trạng thiếu hỗ trợ ngân sách từ ngân sách trung ương để bù đắp cho các thành phố lớn nhất về tác động tài chính - ngân sách của dòng người nhập cư là động lực mạnh mẽ để chính quyền địa phương thực hiện chặt chẽ các hạn chế của hệ thống đăng ký cư trú nhằm giảm gánh nặng cung cấp dịch vụ đơ thị (hộp 3.2 tóm tắt những thách thức chung trong cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế). Hơn nữa, việc thiết kế và thực hiện chưa tốt các chương trình nhà ở quốc gia cũng khiến các thành phố, vốn đã bị hạn chế về năng lực tài chính và kỹ thuật, phải đối phó với tình trạng thiếu nhà ở chất lượng và giá hợp lý khi khơng có đủ hỗ trợ từ chính phủ.

86 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng

Phần II C ác chính sách k hơng g ian chính v à hạn chế v ề thể chế đối với các nỗ lực định hình lại lộ tr

ình đơ thị hóa của

V

Hộp 3.2 Thách thức trong cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế tại các thành phố

Giáo dục. Tỷ lệ nhập học chung ở khu vực đô thị Việt Nam cao hơn một chút so với khu vực nông

thôn. Theo kết quả sơ bộ từ Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2019 (TCTK 2019), tỷ lệ nhập học ròng ở cấp tiểu học và trung học cơ sở ở khu vực đô thị (tương ứng là 98,3% và 91,6%) cao hơn một chút so với khu vực nông thôn (tương ứng là 97,9% và 88,1%). Tỷ lệ nhập học ở cấp trung học phổ thông ở khu vực đô thị (76,4%) cao hơn đáng kể khu vực nơng thơn (64,4%). Do đó, tỷ lệ biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) của dân số thành thị cao hơn so với dân số nông thôn (98,3% so với 94,3%). Tuy nhiên, dữ liệu cho các khu vực đô thị lớn chưa thống kê đầy đủ các hộ gia đình khơng đăng ký tại địa phương đó, bao gồm nhiều người lao động nhập cư và người dân sống trong các khu định cư khơng chính thức. Dựa trên dữ liệu của Khảo sát Đăng ký Hộ gia đình năm 2015 (Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 2016), người dân đăng ký tạm trú có tỷ lệ nhập học rịng thấp hơn đáng kể so với người dân thường trú (bảng B3.2.1). Tỷ lệ nhập học thấp của trẻ em di cư là vấn đề gây lo ngại trong dài hạn (xem hình 3.1). cả đối với cơ hội thành cơng của trẻ trên thị trường lao động và đối với nền kinh tế chung do vốn nhân lực có vai trị quan trọng đối với thành công về phát triển trong dài hạn.

Bảng B3.2.1 Tỷ lệ nhập học ròng: Việt Nam, 2015

%

Người dân thường trú

Người dân tạm trúa

Tổng Dài hạn Ngắn hạn

Tiểu học 98 95 96 94

Trung học cơ sở 99 88 93 74

Trung học phổ thông 89 30 39 8

Nguồn: Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 2016.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)