Mơ hình thời gian và khơng gian của đơ thị hóa dân số và vật chất

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 68 - 69)

hóa dân số và vật chất

Phát hiện chính

Từ những năm 1970, tốc độ đơ thị hóa dân số của Việt Nam luôn thấp hơn các nước đang phát triển ở Đơng Á và Thái Bình Dương (EAP) nói chung. Do đó, Việt Nam vẫn có mức độ đơ thị hóa tương đối thấp hơn dựa trên các số liệu đo lường chính thức, mặc dù đã có chuyển dịch lao động đáng kể từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa đã tăng tốc rõ rệt kể từ khi bắt đầu Đổi Mới năm 1986, đạt đến mức đỉnh từ 2000-2010, trong khi nhìn chung vẫn chậm hơn tốc độ của các nước đang phát triển khác thuộc EAP. Kể từ đó, tốc độ đơ thị hóa giữ ở mức ổn định, cũng như tốc độ tăng trưởng số lượng tuyệt đối của dân số sống ở các thành phố Việt Nam.

Tốc độ đơ thị hóa khơng đổi của Việt Nam từ năm 2010 cũng nhất quán với sự sụt giảm tốc độ di cư từ nông thôn sang thành thị. Trong khi vào năm 2009, dân số rịng chuyển đến khu vực đơ thị trong khoảng thời gian 5 năm trước đó là 3,3 triệu, đến năm 2014 con số này đã giảm xuống còn 2,7 triệu.

Trái với tốc độ đơ thị hóa dân số ổn định, mở rộng về vật chất hay không gian của các khu vực đô thị đã tăng tốc đáng kể trong thập kỷ qua. Đây là kết quả của tăng trưởng nhanh chóng ở các vùng ngoại ơ nơng thơn của vùng đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), và đơ thị hóa diễn ra ở nhiều quận/huyện nằm ngồi hai vùng này.

Nhìn chung, đã xảy ra tình trạng chênh lệch về khơng gian giữa tăng trưởng dân số đô thị và mở rộng đô thị về không gian (liên quan đến chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp).

Việc mở rộng nhanh chóng các khu vực đơ thị và chênh lệch về không gian với tăng trưởng dân số đô thị làm tăng lo ngại về hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả của hệ thống phân loại đô thị hiện tại của Việt Nam.

Giới thiệu

Như kinh nghiệm trên thế giới và lịch sử cho thấy, phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu luôn song hành với đơ thị hóa – tức là việc các thành phố tăng lên về số lượng, dân số, và quy mô vật chất (hay phạm vi) xét về diện tích đất đai.21 Việt Nam không phải là ngoại lệ. Kể từ khi bắt đầu Đổi mới vào năm 1986, đóng vai trị khởi động cơng cuộc phát triển kinh tế của quốc gia, Việt Nam đã trải qua q trình đơ thị hóa nhanh

chóng.22 Tuy nhiên, cách thức đơ thị hóa diễn ra cũng quan trọng đối với phát triển kinh tế, Việc khu vực đô thị phát triển rộng ra xung quanh hay tăng trưởng lên cao sẽ có tác động đối với hiệu quả sử dụng đất. Tương tự, phát triển đô thị tập trung nhiều hơn ở một vài vùng đơ thị chính hay phân tán rộng hơn về địa lý có thể tác động đến việc hiện thực hóa tính kinh tế nhờ tích tụ.

52 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng

Phần I Q tr ình đơ thị hóa v à chuy ển đổi k inh t ế v ề k hơng g ian ở V

Chương này phân tích các mơ hình đơ thị hóa về thời gian và khơng gian ở Việt Nam. Khi thực hiện phân tích, trước tiên, chương này sẽ xem xét tốc độ chung của đơ thị hóa dân số và mơ hình di cư, đặc biệt là di cư từ nông thôn ra thành thị. Dựa trên dữ liệu ánh sáng ban đêm, chương này sẽ tiếp tục phân tích các mơ hình tăng trưởng đô thị về vật chất, tức là tăng trưởng diện

tích đất được xác định là đất đơ thị. Tóm lại, chương này phân tích đơ thị hóa từ cả khía cạnh phát triển đơ thị về vật chất và dân số. Sau đó phân tích này cung cấp thơng tin chi tiết về việc mơ hình đơ thị hóa dân số của Việt Nam phù hợp như thế nào với mơ hình đơ thị hóa vật chất và do đó phù hợp với hiệu quả sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)