Lịch sử ban đầu của hệ thống hộ khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 112)

Hệ thống đăng ký hộ khẩu bắt nguồn kể từ những năm đầu tiên được độc lập và cải cách nơng nghiệp Việt Nam năm 1956. Chính quyền đã hạn chế di chuyển, và có quy định về cư trú nhằm giảm di cư tới Hà Nội và Hải Phòng, và để phòng ngừa nạn thất nghiệp ở cả khu vực nông thôn và thành thị.58 Hệ thống hộ khẩu được áp dụng chính thức từ năm 1964 và được xây dựng theo hệ thống tương tự ở Trung Quốc (Hukou) để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế kế hoạch tập trung.59 Mục tiêu cụ thể của hệ thống hộ khẩu là kiểm soát dịch chuyển dân số vì lý do an ninh và giảm dịng di cư của dân cư nông thôn đến các trung tâm đô thị. Từ năm 1956 đến năm 1986, chính phủ Việt Nam đã cố gắng định hình lại cơ cấu và phân bổ dân số quốc gia thông qua hệ thống hộ khẩu và di cư theo kế hoạch đến các Vùng Kinh tế Mới (Desbarats 1987; Hardy 2000).60 Vào những năm 1990, mỗi hộ gia đình được cấp một cuốn sổ hộ khẩu để ghi nhận tên, giới tính, ngày sinh, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp và mối quan hệ với chủ hộ của tất cả các thành viên trong gia đình. Chứng nhận hộ khẩu của một người nhằm gắn cá nhân đó với nơi cư trú (bảng 3A.1). Hệ thống ban đầu được chia thành bốn loại: (1) công dân sinh sống ở nơi đăng ký thường trú hiện tại (KT = thường trú) được gọi là KT1; (2) cơng dân có đăng ký thường trú cùng tỉnh hiện đang sống ở một quận/huyện khác (KT2); (3) công dân đăng ký thường trú ở một tỉnh nhưng tạm trú dài hạn ở một tỉnh khác (KT3); và (4) lao động thời vụ và sinh viên sinh tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh khác

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)