phương khác nhau
Theo Luật Quy hoạch Đơ thị năm 2009, Việt Nam có năm cấp quy hoạch: quốc gia, vùng, tỉnh/thành phố, phân khu (khu vực trong thành phố), và dự án. Kế
hoạch kinh tế xã hội bao gồm các văn bản chính thiết lập chiến lược và định hướng phát triển chính ở cấp quốc gia, vùng, và tỉnh/thành phố. Tiếp theo là các quy hoạch không gian: kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung, và quy hoạch ngành ở cấp vùng, tỉnh/thành phố và cấp huyện/phân khu (xem bảng 4.1).
Bảng 4.1 Hệ thống quy hoạch tại Việt Nam (trước khi ban hành Luật Quy hoạch 2017)
Cấp quy hoạch Quy hoạch Nội dung Cơ quan soạn thảo và phê duyệt
Quy hoạch quốc gia Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KHPT KTXH). năm năm
Định hướng chung trong các lĩnh vực chính: thiết lập mục tiêu kinh tế, xã hội, và môi trường và các chỉ tiêu cụ thể về sản xuất và đầu tư.
Bộ KHĐT—Thủ tướng phê duyệt
Quy hoạch sử dụng đất. 10 năm
Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp, và nhóm đất chưa sử dụng (19 nhóm sử dụng đất).
Bộ TNMT—Thủ tướng phê duyệt
Quy hoạch ngành Quy hoạch ngành (sử dụng đất, giáo dục, giao thông, công nghiệp, y tế, du lịch, v.v...) được
lập riêng.
Different ministries— approved by prime minister
Quy hoạch vùng. tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/100.000 (liên tỉnh) Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KHPT KTXH)
Định hướng chung trong các lĩnh vực chính: thiết lập mục tiêu kinh tế, xã hội, và môi trường và các chỉ tiêu cụ thể về sản xuất và đầu tư.
Bộ KHĐT/Sở KHĐT—Thủ tướng phê duyệt
Quy hoạch chung
Xác định mục tiêu phát triển, hướng phát triển khơng gian chính, và phân khu chức năng cho khu dân cư, khu cơng nghiệp, khu vực tự nhiên, cơng trình kinh tế xã hội, và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bộ XD—Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch cấp tỉnh/thành phố (thành phố trung ương. thành phố thuộc tỉnh. thị xã. thị trấn. và khu đô thị mới) Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (KHPT KTXH)
Định hướng chung trong các lĩnh vực chính: thiết lập mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường và các chỉ tiêu cụ thể về sản xuất và đầu tư.
Bộ KHĐT/Sở KHĐT—Thủ tướng/ Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt
Quy hoạch sử dụng đất
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh; xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đất
Sở TNMT—Thủ tướng/Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt
112 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng
Phần II C ác chính sách k hơng g ian chính v à hạn chế v ề thể chế đối với các nỗ lực định hình lại lộ tr
ình đơ thị hóa của
V
Quy hoạch chung tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000
Xác định tính chất và vai trị của đơ thị, và phân tích tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đơ thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị; và yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
Sở QHKT hoặc Sở XD— Thủ tướng/Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt
Quy hoạch ngành tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật (giao thông đô thị; thốt nước mặt và bề mặt đơ thị; cấp nước đơ thị; thốt nước thải đô thị; cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị; thông tin và truyền thông; nghĩa trang và xử lý chất thải rắn) là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với các thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành (sử dụng đất, giáo dục, giao thông, công nghiệp, y tế, du lịch, v.v…).
Các Sở Chuyên ngành — Thủ tướng/Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt
Quy hoạch phân khu/huyện
Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000
Nội dung đồ án quy hoạch phân khu bao gồm việc xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức khơng gian, kiến trúc cảnh quan cho tồn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ơ phố; bố trí cơng trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lưới các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của tồn đơ thị; đánh giá môi trường chiến lược. People’s Committee of district or DPA/DOC— approved by Provincial People’s Committee Quy hoạch sử dụng đất
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã; xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện hoặc Sở TNMT—Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt Dự án Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (khu vực đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và quản lý hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng)
Phải bao gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho tồn khu vực quy hoạch; bố trí cơng trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc cơng trình đối với từng lơ đất; bố trí mạng lưới các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược.
Nhà đầu tư—Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh phê duyệt
Chú thích: Sở XD = Sở Xây dựng; Sở TNMT = Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở QHKT = Sở Quy hoạch và Kiến trúc; Sở KHĐT
= Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bộ XD = Bộ Xây dựng; Bộ TNMT = Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ KHĐT = Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
C
ải thiện quản lý đấ
t đai v
Hệ thống quy hoạch ở Việt Nam rất phức tạp về thể chế. Khoảng 20.000 loại quy hoạch, kế hoạch, thực hiện theo 58 luật/pháp lệnh và 55 nghị định, do nhiều bộ, ngành khác nhau lập, thường theo các lộ trình khác nhau, và được lập dựa trên dữ liệu và dự báo không thống nhất. Hầu như khơng có cơ chế hiệu quả để phối hợp giữa các tỉnh hoặc giữa các thành phố/quận huyện, dẫn tới cạnh tranh quá mức về nguồn lực và trùng lặp về hạ tầng như cảng biển, cảng hàng không, và khu công nghiệp.
Luật Quy hoạch (21/2017/QH14) được thơng qua vào tháng 11 năm 2017 và có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019 nhằm cải thiện hiệu quả và chất lượng của hệ thống quy hoạch. Luật mới nỗ lực thống nhất các quy định ở cấp quốc gia và đảm bảo có được phối hợp tốt hơn giữa các loại quy hoạch hiện có, bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung, và quy hoạch ngành. Những quy hoạch, kế hoạch này đã trở nên hạn chế trong việc quản lý một cách hiệu lực và hiệu quả các tài sản quốc gia như tài nguyên đất đai và đáp ứng với quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội của quốc gia.
Theo Luật Quy hoạch mới, hệ thống quy hoạch quốc gia có năm cấp: quốc gia, vùng, tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, và khu vực đô thị và nông thôn. Các quy hoạch quốc gia được chia thành bốn nhóm: quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch khơng gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, và quy hoạch ngành quốc gia. Một thay đổi đáng chú ý là ở cấp tỉnh chỉ có một quy hoạch tích hợp các kế hoạch trước đây được lập riêng bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KHPT KTXH), quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung và quy hoạch ngành.
Luật Quy hoạch mới là một bước tiến hết sức quan trọng để định hình lại các chính sách nhằm hình thành một cách tiếp cận chiến lược và tích hợp hơn khi lập quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn cịn có lo ngại rằng mặc dù việc soạn thảo luật mới và sửa đổi 48 luật khác liên quan đến quy hoạch được ưu tiên thực hiện, chưa có đủ kiến thức về cách thức hoạt động của luật này trên thực tế. Lo ngại này cũng đặt ra các vấn đề năng lực và thể chế. Ngoài các yêu cầu và quy trình kỹ thuật sẽ cần có một giai đoạn chuyển đổi, cách tư duy của các cấp lãnh đạo trong các cấp chính quyền khác nhau vẫn là thách thức lớn sau nhiều thập kỷ thực hiện kế hoạch tập trung. Trong giai đoạn đầu triển khai này, vẫn xuất hiện các câu hỏi kỹ thuật ở cấp trung ương và địa phương về ảnh hưởng của Luật Quy hoạch mới đối với thực tiễn và sản phẩm quy hoạch, đặc biệt trong
lĩnh vực quy hoạch đô thị, và cụ thể hơn là đối với các thành phố trực thuộc trung ương.
Một vấn đề khác là thiếu sự phối hợp giữa các địa phương, đặc biệt là trong nội bộ các khu vực đô thị và vùng đô thị lớn. Mặc dù một vùng khơng thuộc bốn cấp trong hệ thống hành chính của chính quyền, đã có những nỗ lực để cơng nhận và thúc đẩy phối hợp vùng, như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch giao thông cho bốn vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ): Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ và Đồng bằng Sơng Cửu Long. Mặc dù thực tế là có văn bản pháp quy về việc thành lập ban chỉ đạo và các cơ quan điều phối cho các VKTTĐ, những ủy ban này lại khơng có nguồn lực tài chính, nhân lực và thẩm quyền chính trị đáng kể cần thiết để thực hiện hiệu quả việc phát triển toàn vùng. Trong mỗi vùng, các tỉnh, thành phố, và quận/huyện thường không tuân thủ quy hoạch và định hướng ở cấp vùng và vẫn cạnh tranh để thu hút đầu tư và hạ tầng. Chẳng hạn, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 23 sân bay - 13 sân bay nội địa và 10 sân bay quốc tế - không cân xứng với nhu cầu của quốc gia. Một số cảng hàng không và cảng biển được vận hành với một phần cơng suất thiết kế. Ngồi ra, kết nối giữa những trung tâm giao thông này và hệ thống đường bộ còn khá yếu.67