Các yếu tố bao quát quan trọng của đơ thị hóa nói chung và các khía cạnh tài khóa và tài trợ nói riêng (kể cả hệ thống theo nguyên tắc bình đẳng) bắt nguồn từ hiến pháp Việt Nam. Trước Đổi mới, Việt Nam có nền kinh tế kế hoạch tập trung khơng có khu vực tư nhân. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 giới thiệu khái niệm quyền sở hữu tư nhân (tại các Điều 15 và 16) và khu vực tư nhân, và thơng qua “chính sách nhất quán về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Định hướng này đã được khẳng định lại tại Điều 51 của hiến pháp hiện hành sửa đổi vào năm 2013, quy định rõ: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Vai trò của nhà nước được nhấn mạnh tại Điều 55: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính cơng khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật”. Đây là yêu cầu theo hiến pháp đối với hệ thống ngân sách đơn nhất ở Việt Nam. Hiến pháp cũng khẳng định về chính sách cơng bằng tại Điều 58: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế tồn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Chính sách cơng bằng tương tự đối với giáo dục được quy định tại Điều 61. Đất đai tiếp tục thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.