Cải cách chính sách để tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 107)

chuyển lao động

Việc cải thiện dịch chuyển lao động đòi hỏi phải giải quyết các hạn chế về thể chế và cơ cấu đang cản trở di cư, đặc biệt là di cư gia đình. Do tính chất rộng rãi của những hạn chế làm cản trở dịch chuyển lao động, cần có cách tiếp cận đa hướng để (1) loại bỏ tình trạng bất

Việc cải thiện dịch chuyển lao động đòi hỏi phải giải quyết các hạn chế về thể chế và cơ cấu đang cản trở di cư, đặc biệt là di cư gia đình. Do tính chất rộng rãi của những hạn chế làm cản trở dịch chuyển lao động, cần có cách tiếp cận đa hướng để (1) loại bỏ tình trạng bất nhằm đáp ứng nhu cầu lao động ở các đầu tàu tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam, chính phủ cần quan tâm cấp bách hơn đến các khía cạnh xã hội và bình đẳng của di cư, đặc biệt liên quan đến các gia đình. Một số phương án cải cách sẽ giúp giải quyết các vấn đề còn tồn tại và làm giảm cản trở đối với di cư gia đình. Những cải cách này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng dễ bị tổn thương của người di cư nếu mất việc làm hoặc trong bối cảnh thiếu việc làm khi có cú sốc kinh tế. Đồng thời, việc loại bỏ dần hạn chế đối với tiếp cận dịch vụ cơng dựa trên tình trạng đăng ký cư trú sẽ góp phần cải thiện sự tham gia xã hội của người di cư trong cộng đồng địa phương, nâng cao kiến thức về quyền của người di cư, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương, và thúc đẩy hòa nhập xã hội.

Giảm trở ngại trong đăng ký thường trú

Nếu người di cư có thể đăng ký thường trú một cách hiệu quả, kịp thời, và với chi phí thấp, rào cản họ gặp phải khi sử dụng dịch vụ công sẽ được giảm nhẹ. Cơ hội sử dụng dịch vụ của người di cư sẽ được tạo điều kiện nhờ rút ngắn thời gian trước khi người dân có thể làm thủ tục đăng ký thường trú cũng như đơn giản hóa các u cầu mà chính quyền thành phố có thể áp dụng

đối với người đăng ký thường trú (Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 2016). Đây vẫn là vấn đề ở các thành phố lớn nhất như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Cần Thơ, khi các thành phố này tránh được việc áp dụng thủ tục đơn giản theo các chính sách gần đây của nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 112. Như đã lưu ý, những thành phố này thường áp dụng yêu cầu nghiêm ngặt hơn để lọc người di cư nhằm tránh trở thành “nam châm phúc lợi” (Ngân hàng Thế giới 2014). Một hệ thống đăng ký cư trú hiện đại nên được triển khai trên toàn quốc một cách thống nhất và tất cả các chính quyền địa phương phải tuân thủ các quy định và quy trình chuẩn. Nếu chính sách của địa phương khơng phù hợp với chính sách của nhà nước (như ở Hà Nội và Đà Nẵng), chính phủ phải phối hợp với chính quyền địa phương để xác định các bước cần thiết để dần xóa bỏ chênh lệch về chính sách.

Loại bỏ hạn chế trong tiếp cận dịch vụ cơng dựa trên tình trạng cư trú

Một lựa chọn chính sách khác, và mạnh mẽ hơn, là bãi bỏ việc đáp ứng các yêu cầu đăng ký thường trú để có thể sử dụng dịch vụ công và phúc lợi xã hội địa phương. Hiện tại, các quy định gắn quyền sử dụng dịch vụ cơng với tình trạng đăng ký hộ khẩu và cản trở người di cư sử dụng dịch vụ bệnh viện, trung tâm y tế, và trường công lập nơi người di cư khơng có hộ khẩu. Một cách tiếp cận khả thi là không gắn cơ hội sử dụng dịch vụ với tình trạng hộ khẩu và cho phép người di cư khơng có đăng ký thường trú được sử dụng dịch vụ công. Đề xuất này nên được kết hợp với các điều chỉnh về chính sách tài khóa và đầu tư cơng, như trình bày ở phần sau của chương này.

Phần lớn lao động nhập cư làm việc trong khu vực tư nhân, nhưng việc loại bỏ các yêu cầu đăng ký thường trú để xin việc trong khu vực nhà nước sẽ mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm trong khối nhà nước. Việc loại bỏ những hạn chế này cũng sẽ tạo điều kiện để người di cư tiếp cận các trung tâm thông tin việc làm, dịch vụ giới thiệu việc làm, và các lớp đào tạo nghề. Đặc biệt, nữ giới di cư thường có trình độ chun mơn hoặc kỹ thuật thấp hơn so với nam giới di cư (UNFPA 2016).56 Việc loại bỏ rào cản sẽ giúp người di cư tiếp cận việc làm chính thức, tín dụng, bảo hiểm, và các hoạt động bảo trợ xã hội khác do người sử dụng lao động cung cấp. Điều này cũng cho phép người di cư sử dụng phúc lợi xã hội của chính phủ, như các chương trình giảm nghèo, biểu giá lũy tiến cho điện nước, bảo hiểm xã hội, và các chương trình tín dụng vi mơ.

Nới lỏng r

ào cản đối v

ới dịch chuy

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)