Việt Nam có hệ thống lập ngân sách kép, theo đó Bộ TC là đầu mối lập dự tốn ngân sách thường xuyên và ngân sách chung, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) là đầu mối lập dự toán ngân sách đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống này gây lo ngại về cách thức tích hợp kế hoạch đầu tư vào ngân sách chung. Quy trình hàng năm thường bắt đầu từ tháng 5 với việc Thủ tướng ban hành Chỉ thị hướng dẫn và đưa ra nguyên tắc lập ngân sách để các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương thực hiện. Căn cứ chỉ thị của Chính phủ, Bộ TC và Bộ KHĐT ban hành thông tư hướng dẫn và
và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển cho tất cả các đơn vị ngân sách. Chi đầu tư phát triển phải phù hợp với Kế hoạch Đầu tư Cơng trung hạn được Chính phủ và Quốc hội phê duyệt. Sau đó, Chính phủ rà sốt Ngân sách trước khi trình Quốc hội vào tháng 11 (thơng qua Ủy ban Tài chính và Ngân sách). Quốc hội quyết định ngân sách cho các cơ quan trung ương và tổng hợp ngân sách cho các chính quyền địa phương để chính quyền địa phương phân bổ chi tiết, và báo cáo cho Bộ Tài chính trước khi kết thúc năm dương lịch.
Đánh giá trước đó của Ngân hàng Thế giới cho thấy dự toán chi đầu tư phát triển của các địa phương còn thiếu độ tin cậy, làm giảm tính minh bạch và tác động của dự tốn đến hiệu quả (Ngân hàng Thế giới 2015a). Chi đầu tư phát triển thực tế thường cao hơn dự toán trên 50%, hoặc cao hơn hẳn mức chuẩn được chấp nhận là có mức chi đầu tư khơng quá 5% so với dự tốn. Tình trạng này có nguồn gốc từ việc ra quyết định đầu tư không hợp lý và ít được hướng dẫn trong một mơi trường mà chính quyền cấp tỉnh có thể đầu tư quá mức vào các khu công nghiệp để cạnh tranh thu hút FDI. Tình trạng này đã dẫn tới tỷ lệ lấp đầy thấp và hiệu quả đầu tư thấp như phân tích tại chương 3.