Quỹ đầu tư phát triển địa phương (LDIF)

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 168)

LDIF là các tổ chức tài chính địa phương đặc biệt được tạo ra ở cấp tỉnh để huy động vốn và đầu tư vào các dự án hạ tầng địa phương của mỗi tỉnh. LDIF được thử nghiệm đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997 và khung pháp lý hỗ trợ cơng cụ tài chính đơ thị này liên tục được cập nhật, gần đây nhất là vào năm 2013 (Nghị định 37/2013/NĐ-CP), làm rõ các lĩnh vực mà LDIF có thể đầu tư, giao quyền ra quyết định kinh doanh cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, và cho phép tài trợ hợp vốn giữa các LDIF.

LDIF dự kiến sẽ hoạt động như các tổ chức theo định hướng thương mại, huy động vốn trung và dài hạn từ các nguồn trong và ngoài nước và đầu tư vào các dự án hạ tầng thành phố có thể tạo ra đủ tỷ suất lợi nhuận đầu tư. Theo quy định của pháp luật, LDIF chỉ được tài trợ cho hạ tầng địa phương có nguồn thu ở các tỉnh tương ứng. Mơ hình LDIF đã mở rộng tới 38 trong số 63 tỉnh, huy động vốn để đầu tư cho hạ tầng. Đến tháng 2 năm 2015, cam kết tài trợ đã tăng từ 40 triệu USD lên xấp xỉ 144 triệu USD. Theo Ngân hàng Thế giới (2014, 2017), đến tháng 3 năm 2015, mỗi USD đầu tư từ LDIF đã thu hút được 1,73 USD đầu tư từ khu vực tư nhân.

LDIF được chứng minh là một kênh tài trợ quan trọng cho các tỉnh, nhưng vẫn còn hạn chế về hiệu quả trong vai trị cơng cụ rộng rãi để tài trợ cho hạ tầng địa phương. Theo quy định của pháp luật, LDIF chỉ được tài trợ cho hạ tầng có nguồn thu ở địa phương, do đó cịn thiếu hụt lớn đối với khoản đầu tư hạ tầng khơng có nguồn thu rõ ràng. Hầu hết các LDIF đều có nguồn vốn hạn chế, điều này ngăn cản LDIF đầu tư vào hạ tầng chiến lược có quy mơ tương đối lớn. Ngoại trừ các quỹ lớn nhất tại TP HCM và Hà Nội, có tài sản lần lượt lên tới 412 triệu USD và 133 triệu USD, vào cuối năm 2015, bốn LDIF lớn nhất tiếp theo chỉ có vốn trong khoảng 40-50 triệu USD, và các LDIF còn lại chỉ có vốn chưa tới 20 triệu USD. Các quy định của chính phủ, dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, hạn chế đầu tư của LDIF cho một dự án tối đa không quá 20% vốn chủ sở hữu, do đó hạn chế quy mơ của các dự án hạ tầng mà đa số các LDIF có thể đầu tư.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)