Nguồn tài trợ hiện tại và những hạn chế

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 150 - 151)

Nguồn thu ngân sách hạn chế. Luật Ngân sách Nhà

nước hầu như khơng cho phép chính quyền cấp tỉnh có quyền tự chủ trong chính sách thu ngân sách. Công nhận nhu cầu phát triển của hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô đối với Hà Nội và nghị quyết về một cơ chế đặc biệt cho TP HCM. Tuy nhiên, những hành động lập pháp này chưa tạo ra mức tăng đáng kể về quyền tự chủ trong thu ngân sách cho hai thành phố. Hiện tại, các thành phố chưa được áp dụng các loại thuế địa phương, và thuế suất đều do chính phủ quy định. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia khơng giao thuế tài sản cho chính quyền địa phương (như đề cập tại phụ lục 5A).

Nguồn tài trợ nợ vay hiện tại. Chính quyền cấp tỉnh

có thể bổ sung năng lực thực hiện các dự án xây dựng cơ bản bằng cách đi vay, và có thẩm quyền vay cho các dự án thuộc ngân sách nhà nước. Như chi tiết trong phụ lục 5B, các tỉnh có thể khai thác các nguồn sau đây để vay vốn: (1) Kho bạc Nhà nước đối với các khoản vay ngắn hạn khơng q một năm; (2) chính phủ cho vay lại từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (3) Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB);

(4) ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và ngân hàng thương mại; và (5) phát hành trái phiếu để khai thác thị trường vốn. Tổng nợ vay của các tỉnh/thành ước tính tương đương 1,3% GDP, là mức thấp theo tiêu chuẩn quốc tế (Ngân hàng Thế giới 2018). Hầu hết các khoản nợ của các tỉnh/thành đều phát sinh ở năm thành phố lớn nhất và phần lớn nợ vay của các tỉnh (khoảng 73%) là từ VDB, Kho bạc Nhà nước và nguồn cho vay lại của chính phủ. Chỉ có khoảng 27% tổng nợ vay là từ phát hành trái phiếu đô thị và các công cụ khác. Cho vay của ngân hàng thương mại thực tế chưa tồn tại trong mơi trường hiện tại.

Thiếu tiếp cận tín dụng thương mại. Việt Nam chưa

có mơi trường thuận lợi để chính quyền cấp tỉnh tiếp cận nguồn vốn của khu vực tư nhân để xây dựng hạ tầng đô thị. Những vấn đề cơ bản theo các nghiên cứu trước đây của Ngân hàng Thế giới bao gồm (1) khơng có quy định rõ ràng về cơ chế truy địi trong trường hợp chính quyền cấp tỉnh mất khả năng trả nợ và (2) khơng có quy định cụ thể về đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khoản vay mà bên cho vay cấp cho chính quyền cấp tỉnh. Cần có một khung pháp lý mới để điều chỉnh các vấn đề quản lý nợ sau khi cấp vốn vay cho các tỉnh.

134 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng

Phần II C ác chính sách k hơng g ian chính v à hạn chế v ề thể chế đối với các nỗ lực định hình lại lộ tr

ình đơ thị hóa của

V

Các sắp xếp tài trợ công-tư chưa hoạt động hiệu quả. Do hạn chế về thể chế trong việc tài trợ nợ vay,

việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các dự án phát triển bất động sản (“đổi đất lấy hạ tầng”) được sử dụng rộng rãi ở tất cả các tỉnh, thường trên cơ sở đàm phán dưới hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Tuy nhiên, cách tiếp cận này gây lo ngại nghiêm trọng về (1) tính minh bạch và hiệu quả của quá trình đàm phán; (2) thẩm định các nghiên cứu và thiết kế do nhà đầu tư tư nhân thực hiện; (3) đánh giá năng lực và trình độ của nhà đầu tư; và (4) tính minh bạch và chính xác của quy trình định giá đất. Do đó, gần đây chính phủ đã quyết định loại bỏ các quy trình khơng cạnh tranh sử dụng trong cả đầu tư hạ tầng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, luật về quan hệ đối tác công tư (PPP) đã được Quốc hội thông qua gần đây. Tuy nhiên, triển vọng để các hình thức PPP đóng vai trị là nguồn tài trợ đáng tin cậy cho hạ tầng địa phương có khả năng sẽ vẫn hạn chế trong trung hạn.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)