Nhu cầu đầu tư cho hạ tầng và hạn chế về tài trợ

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 149)

tài trợ

tài trợ hạ tầng đô thị trên cơ sở chi trả một lần do hạn chế về ngân sách nhà nước. Do đó, chính quyền cấp tỉnh được thúc đẩy và khuyến khích sử dụng bảng cân đối kế tốn và sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho nhu cầu đầu tư hạ tầng. Phụ lục 5B tóm tắt về chênh lệch giữa đầu tư hạ tầng đô thị và các nguồn tài chính địa phương. Ngân hàng Thế giới (2013, 2018) công bố phân tích chi tiết về khung tài trợ và các cơng cụ được khuyến nghị.

Chính phủ Việt Nam đã từng bước cải thiện cơ hội tiếp cận tài trợ tín dụng của chính quyền cấp tỉnh. Đầu những năm 2000, chính phủ đã thành lập khung tài trợ của Quỹ Đầu tư Phát triển Địa phương (LDIF) để các tỉnh có thể huy động vốn và đầu tư vào các dự án hạ tầng có nguồn thu. Đồng thời, chính phủ cũng thơng qua nhiều biện pháp cho phép chính quyền cấp tỉnh vay vốn, bao gồm phát hành trái phiếu đô thị và vay của các tổ chức tín dụng. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thể hiện chuyển dịch theo hướng tạo ra khuôn khổ thuận lợi hơn với việc tăng đáng kể giới hạn nợ theo luật định cho các tỉnh. Tuy nhiên, cần cải cách chính sách điều tiết hơn nữa để thúc đẩy việc đi vay của các tỉnh và tạo ra các cơng cụ tài chính hiệu quả hơn.

Nhu cầu hạ tầng đô thị và thiếu hụt đầu tư

Dân số đô thị ngày càng tăng của Việt Nam và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã gia tăng áp lực đối với dịch vụ đô thị. Nhu cầu đầu tư vào hạ tầng của chính quyền địa phương rất lớn và tăng nhanh khi Việt Nam tiếp tục chuyển đổi thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại, và dựa trên thị trường. Chính phủ nhận ra những thách thức khác nhau cần được giải quyết. Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam (KHPT KTXH) giai đoạn 2011-2020 ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng lao động có kỹ năng, và thiết lập các thể chế dựa trên cơ chế thị trường. Cũng như ở nhiều quốc gia khác, các nguồn lực cơng của Việt Nam chỉ có thể đáp ứng khoảng một nửa nhu cầu đầu tư dự kiến trong KHPT KTXH, và còn thiếu tối thiểu 9 tỷ USD mỗi năm (Ngân hàng Thế giới 2013, 2018). Những thách thức về tài trợ đầu tư không phải là mới, nhưng ngày càng cấp bách hơn theo thời gian. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2018 đã xem xét nhu cầu thực tế của một tập hợp bao gồm 11 chính quyền cấp tỉnh (bảng 5.2) là những tỉnh/ thành có kết dư ngân sách (nghĩa là tạo ra nguồn thu ngân sách thặng dư mà chính phủ phân bổ cho các tỉnh khác), ngoài Hà Nội và TP HCM (Ngân hàng Thế giới, 2018)69. Theo kịch bản cơ sở bảo thủ và dựa trên xu hướng tăng thu và chi ngân sách thấp hơn trong quá khứ, tổng năng lực đầu tư của 11 tỉnh ước tính ở mức khoảng 656 nghìn tỷ VNĐ (29,2 tỷ USD) trong trong giai đoạn 5 năm. Điều này nghĩa là các tỉnh có năng lực đầu tư bình qn hàng năm khoảng 5,8 tỷ USD, hay năng lực vay tổng hợp khoảng 19,34 tỷ USD trong 5 năm (trừ các khoản đầu tư hiện tại từ các nguồn của nhà nước). Số tiền này tương đương với mức bình quân 3,87 tỷ USD/năm, gấp đơi khoản thiếu hụt đầu tư ước tính của cả nước. Năng lực tài khóa của Hà Nội hoặc TP HCM lớn hơn tổng năng lực của 11 tỉnh kết dư cịn lại. Do đó, nhu cầu thực tế của tất cả các tỉnh kết dư trong kịch bản trường hợp cơ sở có thể vượt quá 100 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm.

Tăng cường các chính sách tài k

hóa v

à tài tr

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)