Mơ hình chung về phân bổ ngân sách

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 142)

Tại Việt Nam, hai chính quyền địa phương mạnh nhất về ngân sách là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM). Theo ước tính của Bộ Tài chính (Bộ TC), hai chính quyền địa phương này lần lượt đóng góp 16% và 23% cho GDP quốc gia và 16% và 26% nguồn thu ngân sách quốc gia (tham khảo phụ lục 5A để có thêm chi tiết về hiệu quả ngân sách cấp tỉnh). Trong số sáu vùng, hai vùng cấp độ 1 bao gồm Đồng bằng sông Hồng và Đơng Nam bộ là vùng có mức độ đơ thị hóa cao nhất và chiếm tỷ trọng bất cân xứng trong nguồn thu ngân sách quốc gia (lần lượt là 35% và 39%). Vùng Tây Nguyên có mức độ đơ thị hóa thấp nhất và tạo ra nguồn thu ngân sách ít nhất, chỉ chiếm 2% nguồn thu ngân sách quốc gia và có tốc độ tăng trưởng thu ngân sách thấp nhất (hình 5.1).

Chính phủ sử dụng hệ thống phân bổ ngân sách để phân phối nguồn thu ngân sách từ cả chính quyền địa phương và chính quyền trung ương để đáp ứng nhiệm vụ chi của địa phương dựa trên định mức và công thức chia sẻ nguồn thu được phê duyệt (tham khảo phụ lục 5A để có thêm chi tiết về phân bổ ngân sách cho các tỉnh). Khoảng 60% thu ngân sách của Hà Nội và 75% thu ngân sách của TP HCM được nộp vào ngân sách trung ương để phân bổ lại theo Luật Ngân sách Nhà nước. Hơn một phần ba trong số tất cả các tỉnh/thành phụ thuộc vào thu bổ sung từ ngân sách trung ương để thực hiện hơn một nửa số nhiệm vụ chi. Trong số 63 tỉnh/thành, chỉ có 13 tỉnh/thành (bao gồm Hà Nội và TP HCM, được coi là cấp tỉnh) có thể tạo ra đủ nguồn thu để bù đắp đầy đủ chi ngân sách. Ở cấp vùng, Đồng bằng đồng Hồng và Đông Nam bộ là hai vùng duy nhất có số thu theo đầu người lớn hơn chi theo đầu người, như thể hiện trong hình 5.2.

Hình 5.1 Hiệu quả và tốc độ tăng thu ngân sách theo vùng, Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)