Do nhu cầu dịch vụ cơ sở hạ tầng tăng cao và nhanh chóng và dự kiến quy mô ODA sẽ thấp hơn trong tương lai gần, cần có đầu tư của khu vực tư nhân để lấp đầy thiếu hụt về tài chính. So với ở các quốc gia Đông Á khác, sự tham gia của tư nhân vào phát triển hạ tầng ở Việt Nam còn tương đối hạn chế. Cùng với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư tư nhân đã tăng lên trong các lĩnh vực tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin, và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư tư nhân chuyên về đầu tư hạ tầng chưa phổ biến như các lĩnh vực khác. Do đó, PPP được cơng nhận là một trong những phương thức hiệu quả nhất để tài trợ cho phát triển hạ tầng. Việt Nam vẫn chưa thiết lập được các kênh đầu tư hợp lý để thu hút tài chính tư nhân, và cũng chưa có khung thể chế và quy định cần thiết để thu hút khu vực tư nhân cung cấp hạ tầng. Các cơ quan nhà nước cịn chậm thực hiện cải cách chính sách cần thiết theo ngành - bao gồm tăng giá dịch vụ và thu hồi chi phí - để cải thiện chất lượng và tăng độ bao phủ hạ tầng và tính bền vững của dịch vụ hạ tầng. Các vấn đề chính về thể chế, quản trị và tài trợ hạn chế việc thu hút tài trợ tư nhân cho phát triển hạ tầng ở Việt Nam bao gồm:
Thiếu hệ thống tài trợ hạ tầng theo định hướng thị trường tồn diện, xác định rõ ràng vai trị và trách nhiệm của các bộ thuộc chính phủ và cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm, và có hướng dẫn thực hiện chi tiết cho từng bước trong chu kỳ dự án
Thiếu hệ thống rõ ràng và minh bạch để xác định mức độ hỗ trợ tài chính của chính phủ cho các dự án hạ tầng để giúp các dự án khả thi về tài chính vì hầu hết các dự án ở Việt Nam khơng khả thi về
thương mại dựa trên dịng tiền của chính dự án
Thiếu hiểu biết về nghĩa vụ tài chính và rủi ro tài khóa xuất phát từ phương thức PPP
Chất lượng chuẩn bị dự án không đáp ứng trước khi đấu thầu (trừ một số dự án trong ngành điện), khiến chính phủ khó xác định liệu dự án theo hình thức PPP có mang lại giá trị tốt hơn so với dự án do nhà nước tài trợ toàn bộ
Sự thống lĩnh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong giao dịch PPP hiện tại, và vai trị thích hợp của DNNN hiện chưa được quy định và thể chế hóa trên thực tế
Thiếu tài trợ cho vay nợ bằng nội tệ, hạn chế khả năng của doanh nghiệp tư nhân trong nước được chọn cho giao dịch PPP trong sắp xếp các gói tài chính phù hợp
Chưa thực hiện lựa chọn nhà đầu tư tư nhân theo phương thức đấu thầu cạnh tranh
Chưa có bảo lãnh chính phủ cho các rủi ro về nguồn thu và ngoại hối
Sự thiếu vắng đáng lưu ý của các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài trong các dự án đã được tài trợ hoặc hiện đang chuẩn bị (trừ một vài dự án trong lĩnh vực năng lượng) - nhà đầu tư nước ngồi khơng được khuyến khích do các hạn chế về chuyển đổi tiền tệ và rủi ro tỷ giá hối đối.
Chính quyền cấp tỉnh thiếu năng lực thể chế và chính sách rõ ràng liên quan đến vốn tư nhân và sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng địa phương.
Trước những vấn đề này, chính phủ đã đưa ra, có sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới trong một số trường hợp, các biện pháp quan trọng để cải thiện sự phát triển của PPP, bao gồm cải thiện về quy định và xây dựng các giao dịch PPP thí điểm, trước tiên trong lĩnh vực xây dựng đường cao tốc. Nhiều dự án PPP đang được xác định và sẽ được chuẩn bị với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài trợ phát triển khác. Tuy nhiên, tiến độ chung cịn chậm và khơng nhất quán. Do luật PPP mới được phê duyệt gần đây và vì khơng có giao dịch PPP nào ở cấp chính phủ đạt được đến giai đoạn kết thúc về tài chính kể từ khi dự án điện Phú Mỹ 2.2 khoảng 20 năm trước, triển vọng để phương thức PPP đóng vai trị nguồn tài trợ đáng tin cậy cho hạ tầng địa phương có khả năng sẽ hạn chế trong trung hạn.
Tăng cường các chính sách tài k
hóa v
à tài tr