Thiếu hụt đầu tư hạ tầng đô thị

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 163 - 164)

Thiếu hụt đầu tư hạ tầng đô thị

Việt Nam phải đối mặt với nhu cầu tài trợ hạ tầng mà nhà nước và cộng đồng tài trợ không thể đáp ứng. Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (KHPT KTXH) của quốc gia cho giai đoạn 2011-20 cần có khoản đầu tư hàng năm khoảng 25 - 30 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng. Để đáp ứng nhu cầu này, các nguồn lực công hiện tại - bao gồm ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), và trái phiếu chính phủ - ước tính chỉ đáp ứng được khoảng 16 tỷ USD mỗi năm. Do đó, cịn thiếu tối thiểu 9 tỷ USD chưa được tài trợ mỗi năm (Ngân hàng Thế giới 2013, 2018). Trong khi đó, nhu cầu đầu tư ước tính có thể cịn chưa tính đến các yêu cầu về thích ứng và giảm nhẹ rủi ro biến đổi khí hậu cho một quốc gia có mức độ rủi ro thiên tai cao. Nguồn lực cơng cho đầu tư hạ tầng khó có thể tăng trong 10 năm tới.

Ngành giao thông vận tải

Giao thông vận tải đơ thị là thách thức chính trị và kinh tế lớn đối với Việt Nam vì tăng trưởng dân số đô thị mạnh mẽ và sự mở rộng của tầng lớp trung lưu tiếp tục thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng phương tiện cơ giới của cư dân đô thị. Trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu cịn thiếu hiện tại, cách tiếp cận chính sách là mở rộng hệ thống đường bộ, xây dựng mạng lưới vận tải công cộng công suất lớn ở các đô thị (để đạt được mục tiêu tích lũy 35-40% số hành khách xe cơ giới vào năm 2025) và mở rộng dịch vụ xe buýt tới 63 thủ phủ các tỉnh/thành (từ mức 49 tỉnh/thành hiện nay). Tuy nhiên, đến cuối năm 2018 vẫn chưa có hoạt động vận tải công cộng công suất lớn tại các thành phố của Việt Nam. Riêng Quy hoạch Phát triển Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đã cần có đầu tư hàng năm khoảng 2,2 tỷ USD. Xe cơ giới hai bánh hiện vẫn là phương tiện giao thông đô thị chiếm ưu thế, nhưng số lượng ô tơ đang tăng lên nhanh chóng. Ở các thành phố lớn của Việt Nam, số lượng xe máy bằng hoặc cao hơn số lượng ô tô ở London, Paris và Los Angeles. Số liệu thống kê gần đây của Ủy ban An tồn Giao thơng Quốc gia Việt Nam cho thấy, tại các thành phố lớn, số lượng sở hữu xe ô tô đang tăng với tốc độ 15%/năm, cao hơn tốc độ tăng sở hữu xe máy. Năm 2017, Việt Nam có 3,2 triệu ơ tơ và 49 triệu xe máy, so với 1 triệu ô tô và 20 triệu xe máy vào cuối thập kỷ trước. Tình trạng tắc nghẽn cũng như lo ngại về an tồn, tiếng ồn, khí thải địa phương và tồn cầu,

và di chuyển an toàn cho phụ nữ và trẻ em, người già, và người khuyết tật là những vấn đề cần đặc biệt quan tâm của quốc gia.

Ngành cấp nước

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăng cơ hội sử dụng nước ở các khu vực đô thị trong thập kỷ qua, cơ hội sử dụng nước vẫn chưa được phổ cập. Theo Ngân hàng Thế giới,76 cơ hội sử dụng nước ở Việt Nam thấp hơn so với các nước láng giềng trong khu vực vào năm 2017. Cấp nước được triển khai tốt nhất trong khu vực hạ tầng ở các thành phố, nhưng vẫn có khó khăn trong bù đắp chi phí, đặc biệt ở các thành phố nhỏ. Phát hiện này được đề cập trong báo cáo đánh giá Cấp nước và vệ

sinh ở Việt Nam: Chuyển đổi Tài trợ thành Dịch vụ cho Tương lai do Ngân hàng Thế giới công bố tháng

12 năm 2014. Giá bán nước sạch thấp dẫn tới nguồn thu thấp và chất lượng thấp cũng như giảm khả năng tồn tại về thương mại và tài chính. Theo Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á, điều này dẫn tới việc hai phần ba số khoản đầu tư vào lĩnh vực này là từ các nguồn chính phủ và ODA (ERIA 2014).

Để đạt được mục tiêu tham vọng của chính phủ là 86% dân số đô thị được tiếp cận hệ thống cấp nước tập trung vào năm 2020, mỗi năm khoảng 1.7 triệu người dân đơ thị cần có cơ hội đấu nối với các nguồn cấp nước đáp ứng tiêu chuẩn của chính phủ. Kết quả như vậy tương đương với khoản đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD/năm theo mức giá năm 2014, tương đương 1,5% GDP, so với mức đầu tư hiện tại là dưới 0,4% GDP. Nói cách khác, khoản đầu tư dự kiến hàng năm sẽ đáp ứng chưa tới một phần ba nhu cầu hàng năm, và do đó, quốc gia cần huy động 0,8-1,0 tỷ USD một năm để đạt được mục tiêu đề ra trong KHPT KTXH.

Ngành nước thải đô thị

Cơ hội tiếp cận dịch vụ vệ sinh đầy đủ ở mức khá thấp trên khắp Việt Nam. Năm 2004, khơng có thành phố nào xử lý nước thải. Đến năm 2010, năm thành phố lớn nhất xử lý dưới 380.000 mét khối mỗi ngày, tương đương với chưa tới 8% trong số 4,3 triệu mét khối được tạo ra hàng ngày. Ước tính cơng suất xử lý nước thải của năm thành phố lớn nhất là dưới 600.000 mét khối. Theo kế hoạch của chính phủ, mỗi năm khoảng 1,6 triệu người cần có cơ hội sử dụng dịch vụ xử lý nước thải (Ngân hàng Thế giới 2014) để đạt được mức

Tăng cường các chính sách tài k

hóa v

à tài tr

bao phủ 45% vào năm 2020. Chính phủ đã quy định rằng mức phí xử lý nước thải tối thiểu là 10% giá bán nước sạch, nhưng mức phí này hiện khơng được áp dụng tại một số thành phố mà Ngân hàng Thế giới tài trợ các hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải.77 Theo báo cáo năm 2014 của Ngân hàng Thế giới về cấp nước và vệ sinh ở Việt Nam, ước tính Việt Nam cần huy động được khoảng 771 triệu USD/ năm để đạt được mục tiêu vệ sinh đô thị năm 2020. Đồng thời, nhu cầu đầu tư ước tính khoảng 15 tỷ đơ la trong thập kỷ tới, nhưng khơng có chiến lược rõ ràng để tài trợ cho lĩnh vực này. Ngồi ra, chưa có kế hoạch rõ ràng để tăng dần mức độ bao phủ và xử lý nước thải trên cả nước. Nhiều thành phố đang tài trợ cho các nhà máy xử lý có chi phí đắt, tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng lại chưa có kế hoạch đấu nối các hộ gia đình, hầu hết đã có bể tự hoại riêng, với hệ thống thu gom nước thải. Kết quả là chi tiêu công chưa đạt hiệu quả.

Lĩnh vực nhà ở

Mặc dù quỹ nhà ở gia tăng liên tục, để đạt mục tiêu của chính phủ là 18 m2/người vào năm 2020 (từ mức 12 m2/ người hiện nay), cần có thêm 50 triệu m2 nhà ở mỗi năm. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (2015b) cho thấy khoảng 20% trong số 24,2 triệu hộ gia đình Việt Nam sống trong điều kiện nghèo nàn. Ước tính cần thêm 374.000 đơn vị nhà ở hàng năm, chủ yếu ở một vài thành phố lớn và các khu công nghiệp. Đồng thời, người dân thuộc nhóm thu nhập thấp hầu như khơng thể tiếp cận các chương trình nhà ở và khoảng 80-90% người dân đô thị Việt Nam chưa thể thực hiện việc xây dựng nhà ở, mặc dù tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng. Như đã đề cập tại chương 5, nhà cho thuê ở các khu công nghiệp hiện là một vấn đề lớn. Một khảo sát thực hiện năm 2014 trong khuôn khổ nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy nguồn cung chính thức chỉ đủ để đáp ứng 10% trong số khoảng 2,5 triệu lao động. Theo nghiên cứu này, các vấn đề chính của ngành bao gồm (1) cơ hội tiếp cận tài trợ cho nhà ở còn hạn chế; (2) nguồn cung đất hạn chế; và (3) thuế suất đất thấp, góp phần gây ra đầu cơ và tăng giá đất.

Hạ tầng xã hội

Nhu cầu về hạ tầng và đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống là cốt lõi của phát triển hạ tầng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có nhu cầu đáng kể và chưa được đáp ứng trong các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là giáo dục và y tế. Thực tế là vẫn có tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng xã hội được nhà nước tài trợ. Theo truyền thống, đầu tư vào hạ tầng xã hội, đặc biệt là giáo dục và y tế, hầu hết đều do nhà nước thực hiện. Trong bối cạnh nguồn lực hạn chế, tình trạng này hầu như dẫn tới tình trạng thiếu hụt đầu tư cho hạ tầng xã hội, chất lượng dịch vụ thấp, và các đơn vị cung cấp dịch vụ không đủ năng lực. Trong những năm gần đây, chính phủ đã quan tâm đến việc thu hút khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ xã hội. Trên thực tế, chính phủ coi đầu tư của khu vực tư nhân vào hạ tầng xã hội là một mục tiêu phát triển chiến lược - cụ thể là mục tiêu cung cấp 20% số giường bệnh vào năm 2020. Tham vọng hơn, Chương trình Cải cách Giáo dục Đại học (HERA) của chính phủ đặt mục tiêu các trường đại học và cao đẳng tư nhân đóng góp 40% số sinh viên học đại học vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 163 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)