nhiều cơ hội sử dụng cả điều trị ngoại trú và nội trú tại các bệnh viện công hơn bệnh nhân nông thôn. Thực tế là bệnh nhân nông thôn có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào các trạm y tế xã so với bệnh nhân thành thị (bảng B3.2.2) cho thấy người dân thành thị có cơ hội tốt hơn để sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng cao hơn ở các thành phố, đặc biệt các dịch vụ bệnh viện có tính kỹ thuật hơn, ở cấp độ cao hơn.
Bảng B3.2.1 Tỷ lệ nhập học rịng: Việt Nam, 2015
%
Quốc gia Khu vực đơ thị Khu vực nông thôn
Bệnh nhân ngoại trú
Bệnh viện công 46,0 58,3 38,9
Trạm y tế xã 17,7 6,7 23,9
Cơ sở y tế tư nhân 31,2 30,4 31,6
Khác 5,2 4,6 5,6
Bệnh nhân nội trú
Bệnh viện công 85,1 88,2 84,0
Trạm y tế xã 5,2 2,0 6,4
Cơ sở y tế tư nhân 6,3 7,7 5,8
Khác 3,4 2,1 3,7
Tuy nhiên, tình trạng quá tải bệnh viện là vấn đề lớn trên cả nước. Theo một báo cáo của PricewaterhouseCoopers năm 2019, tỷ lệ lấp đầy bình quân của bệnh viện công ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh vượt quá 100% trong giai đoạn 2007-2011, so với tỷ lệ lấp đầy 80% mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị. Cũng theo báo cáo này, chất lượng nhận thấy của thiết bị y tế hoặc nhân sự trong các bệnh viện cấp tỉnh thấp hơn so với bệnh viện cấp trung ương. Do đó, bệnh nhân thường đến các bệnh viện cấp trung ương vốn đã quá đơng để được điều trị thay vì đến bệnh viện địa phương hoặc bệnh viện tỉnh. Thực trạng này lại làm trầm trọng hơn nữa tình trạng quá tải dịch vụ y tế tại các thành phố lớn, bao gồm Hà Nội và TP HCM.
Về bảo hiểm y tế, người dân thành thị có tỷ lệ bảo hiểm bình qn cao hơn (86,1%) so với người dân nông
thôn (83,1%).b Tuy nhiên, theo Khảo sát Đăng ký Hộ gia đình năm 2015 (Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 2016), người di cư và con cái họ ít có cơ hội sử dụng bảo hiểm y tế hơn. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người trưởng thành có hộ khẩu thường trú là 68% năm 2015, trong khi tỷ lệ tham gia bảo hiểm này là 64% cho người trưởng thành đăng ký tạm trú. Đối với con của người dân tạm trú ở độ tuổi 0-5, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế chỉ ở mức 74%, so với 87% đối với con của người dân có hộ khẩu. Đối với trẻ em của người dân tạm trú ở độ tuổi 6-14, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế là 88%, so với 96% đối với con của người dân có hộ khẩu.
a. https://databank.worldbank.org/data/download/hci/HCI_2pager_VNM.pdf.b. Dựa trên dữ liệu của Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2016. b. Dựa trên dữ liệu của Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2016.
88 Đơ thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ: Khởi đầu Lộ trình Hiệu quả, Bao trùm, và có Khả năng Thích ứng
Phần II C ác chính sách k hơng g ian chính v à hạn chế v ề thể chế đối với các nỗ lực định hình lại lộ tr
ình đơ thị hóa của
V
Thiếu rõ ràng về tác động tài chính-ngân sách của người di cư đối với chính quyền địa phương
Việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng để đơ thị hóa mang tính bao trùm, nhưng chi phí cho việc mở rộng dịch vụ giáo dục và y tế khiến chính quyền địa phương chịu áp lực đáng kể. Hầu như chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động tài chính-ngân sách của việc di cư nhiều hơn và mức độ hội nhập của người di cư tạm thời. Một phân tích thống kê giữa các tỉnh ước tính rằng mỗi người tăng thêm tương ứng với mức tăng chi phí y tế và giáo dục 388.000-456.000 đồng/năm (Demombynes và Vũ 2016). Chưa có số liệu chính xác về tác động tài chính rịng của mỗi người di cư tăng thêm, nhưng nếu chỉ tập trung vào chi phí thì sẽ ở mức từ -697.000 đến +3.346.000 đồng/năm. Nhìn chung, các phân tích thực chứng chưa bao gồm tác động của người di cư đối với nguồn thu và chi tiêu công của địa phương. Do đó, lãnh đạo các địa phương vẫn giữ quan điểm phổ biến rằng người di cư là gánh nặng tài chính đáng kể đối với chính quyền địa phương.