hạn chế về thể chế đối với các nỗ lực định hình lại lộ trình đơ thị hóa của Việt Nam
Lộ trình đơ thị hóa mơ tả trong phần I đến nay đã đạt được những tác động có lẽ theo đúng dự định là cải thiện công bằng về không gian, hạn chế di cư, và hạn chế sự xuất hiện của các khu ổ chuột tại các trung tâm đô thị lớn, là vấn nạn chung ở nhiều quốc gia đang phát triển và đơ thị hóa khác. Tuy nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện những thách thức đáng kể về hiệu quả chung của hệ thống đô thị. Việc chuyển dịch bối cảnh cơ cấu lại làm trầm trọng hơn nữa những thách thức về hiệu quả này. Lợi ích từ chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam, phát sinh do dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đang giảm dần do nguồn lao động nông nghiệp dư thừa gần như đã cạn kiệt. Và lợi tức dân số đang giảm dần, với lực lượng lao động đô thị trong tương lai dự kiến sẽ thu hẹp.
Do đó, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ. Một là các nhà hoạch định chính sách có thể tiếp tục lộ trình đã có hiệu quả tốt cho quốc gia trong những thập kỷ gần đây, nhưng cái giá phải trả cho lộ trình này đang ngày càng hiện rõ. Hoặc họ có thể theo con đường cân nhắc lại các chính sách đơ thị hóa để thích ứng với những thách thức mới. Lộ trình như vậy mang đến triển vọng chuyển đổi từ mơ hình tăng trưởng thâm dụng lao động và hiệu quả thấp, và đang có nguy cơ khơng thể tiếp tục tồn tại, sang mơ hình thay thế dựa trên việc tận dụng đơ thị hóa tốt hơn để làm động lực chính thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả, và tăng trưởng kinh tế.
Phần II của báo cáo này xem xét ba chính sách khơng gian đã định hình lộ trình đơ thị hóa cho đến nay. Những chính sách khơng gian này cũng đã trở thành các yếu tố thể chế quan trọng gây hạn chế đối với nỗ lực chuyển dịch đơ thị hóa Việt Nam sang lộ trình khác. Phần II cũng đề xuất các hành động chính sách để đạt được mục tiêu đó. Chương 3 xem xét những hạn chế về thể chế đối với dịch chuyển của lực lượng lao động - đặc biệt là hệ thống đăng ký hộ khẩu - và đề xuất các khuyến nghị để cải thiện việc dịch chuyển đó. Chương 4 tập trung vào đất đai và bốn khía cạnh của đất đai gắn với q trình đơ thị hóa - chuyển đổi đất đai, phân bổ đất đai, tái tạo đất, và quy hoạch sử dụng đất - và đề xuất các cải cách thể chế. Cuối cùng, chương 5 nghiên cứu hệ thống phân bổ và tái phân bổ ngân sách và cơ chế tài chính đơ thị ở Việt Nam và tác động đối với việc định hình q trình đơ thị hóa hiện tại.
Chương 3