Hạn chế của hệ thống đăng ký hộ khẩu.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 100)

Nhiều báo cáo (TCTK 2011, 2016b; Ngân hàng Thế giới, và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 201646) và nghiên cứu (Giang và cộng sự 2011; Gubry, Thieng và Morand 2011; Oxfam 201547) thấy rằng hệ thống đăng ký hộ khẩu là yếu tố chính gây ra tình

trạng phân biệt đối xử trong xã hội và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các mơ hình di cư. Mặc dù khó có thể ước tính chính xác tác động của hệ thống hiện hành đối với mức độ chung và xu hướng di cư gần đây, nhưng rõ ràng hệ thống này có một loạt các yếu tố cản trở người di cư tiềm năng, và đặc biệt các gia đình di cư, và làm mất đi động cơ mạnh mẽ thúc đẩy họ di cư đến các khu vực đơ thị vì lý do kinh tế. Đặc biệt, hệ thống hiện tại khơng khuyến khích dịch chuyển với khoảng cách xa (di cư liên tỉnh và liên vùng) vì người di cư có xu hướng dịch chuyển tới điểm đến gần hơn nhằm giảm chi phí đi lại và chi phí cơ hội của việc quay lại khu vực cư trú để sử dụng các dịch vụ công mà họ không thể tiếp cận ở nơi di cư. Như thảo luận trong phụ lục 3A, về lý thuyết thì nhiều cải cách đối với hệ thống đăng ký hộ khẩu trong suốt nhiều thập kỷ qua lẽ ra phải cải thiện tính linh hoạt của hệ thống. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy những thành phố lớn nhất ở Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt những hạn chế của hệ thống. Quyết định của chính quyền địa phương trong việc duy trì các rào cản để cản trở hoặc hạn chế người di cư sử dụng dịch vụ địa phương thường do hạn chế về ngân sách của chính quyền địa phương trong việc mở rộng dịch vụ

và hạ tầng đô thị để đáp ứng nhu cầu của người lao động nhập cư và gia đình.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)