Tính kinh tế nhờ tích tụ yếu và lực lượng lao động hạn chế

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 55 - 56)

hạn chế

Quy mô hạn chế của thị trường lao động địa phương ngồi vùng đơ thị Hà Nội và TP HCM và tính kinh tế nhờ tích tụ yếu

Các quận/huyện có lực lượng lao động lớn - tức là mức độ việc làm cao - thường tập trung ở vùng đô thị Hà Nội và TP HCM (màu hồng đậm và nhạt, bản đồ 1.5). Ngược lại, các quận/huyện có lực lượng lao động hạn chế, tức là mức độ việc làm thấp, rải rác hơn trên cả nước (xanh đậm và nhạt). Cách biệt về quy mô lực lượng lao động giữa các vùng đô thị lớn và ngồi đơ thị trở nên rõ ràng hơn khi gộp chung cả lực lượng lao động của các quận/huyện lân cận. Tổng quy mô lực lượng lao động trong bán kính 30 km từ trung tâm mỗi quận/huyện cho thấy lực lượng lao động lớn nhất nằm trong vùng đô thị TP HCM (khoảng 4 triệu lao động trong bán kính 30 km). Lực lượng lao động lớn thứ hai chủ yếu ở vùng đô thị Hà Nội, nơi có khoảng 2,5 triệu lao động trong bán kính 30 km. Ngược lại, các đô thị cấp hai bên ngồi hai vùng đơ thị lớn có các lực lượng lao động khá mỏng. Các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, và Cần Thơ mỗi nơi có từ 200.000 đến 800.000 lao động trong phạm vi 30 km.

Các thành phố của Việt Nam sẽ bắt đầu đối mặt với những thách thức đáng kể hơn nhiều trong việc đảm bảo có lực lượng lao động đơ thị mạnh mẽ do lợi tức dân số của quốc gia đang sụt giảm. Tỷ lệ sinh của Việt Nam đã giảm hơn một nửa kể từ năm 1986 và hiện ở mức thấp hơn tỷ lệ cần thiết để duy trì dân số ổn định (xem thêm chương 2).19 Kết quả là phân bổ tuổi của dân số hiện nay có dạng “thùng” – chứ khơng phải kim tự tháp – tức là quy mơ các nhóm tuổi trong độ tuổi từ 5 đến 40 khá đồng đều, thay vì các nhóm tuổi trẻ hơn có quy mơ lớn hơn đáng kể. Điều này nghĩa là tăng trưởng lực lượng lao động sẽ ở mức thấp, và lực lượng lao động sẽ ngày càng thu hẹp.

Mặc dù các quận/huyện thuộc vùng đô thị TP HCM thường có năng suất cao hơn với thị trường lao động lớn hơn, những quận/huyện này có thể chưa khai thác được đầy đủ các lợi ích của tích tụ. Do đó, mặc dù năng suất lao động thường tăng lên khi quy mô lực lượng lao động tăng lên, từ 1 tỷ VNĐ lên 1,4 tỷ VNĐ (giá không đổi năm 2016), năng suất lại giảm đi ở các khu vực có lực lượng lao động lớn nhất (hình 1.13.b, c và d). Cải thiện về năng suất thơng qua tích tụ lực lượng lao động xảy ra khi khoảng 2,5 triệu lao động được tập trung trong bán kính 10 km. Khi lực lượng lao động lớn hơn nữa, việc tăng bán kính lên 20 và 30 km ở các quận/huyện có nhiều lao động, năng suất lao động chung giảm đi ở cấp độ vùng, cho thấy hiệu ứng tích tụ khơng được tạo ra ngồi bán kính 10 km. Thay vào đó, ảnh hưởng tiêu cực của tắc nghẽn bắt đầu phát sinh. Do đó, một loạt quận/huyện ở TP HCM chưa gặt hái được tồn bộ lợi ích của tích tụ.

Nhìn chung, có dấu hiệu của tính phi kinh tế do kết tụ do ảnh hưởng của tắc nghẽn liên quan đến áp lực dân số đô thị đối với dịch vụ cơ bản, cơ sở hạ tầng, đất đai, nhà ở và mơi trường. Ở những khu vực có lực lượng lao động lớn nhất, nhiều quận/huyện có nhiều việc làm trong ngành sản xuất khơng đạt được tính kinh tế nhờ tích tụ. Năng suất lao động trong khu vực sản xuất ở mức tương tự như mơ hình trong tất cả các ngành cơng nghiệp khác, nhưng thể hiện mơ hình chữ U ngược rõ ràng hơn nhiều (hình 1.14). Ngồi ra, hầu như khơng có quận/huyện nào có trên 50.000 lao động (hình 1.14.a). Thị trường lao động ở các quận/huyện sản xuất có xu hướng bị giới hạn trong chính ranh giới quận/huyện, chưa thấy có liên kết để tạo ra thị trường lao động lớn hơn. Phát hiện này phù hợp với mơ hình năng suất lao động quốc gia dựa trên sản xuất FDI.

C

ác mơ hình k

hơng g

ian của c

ơng nghiệp hóa v

à năng suấ

Hình 1.13 Quan hệ giữa năng suất của cấp quận/huyện và quy mô lực lượng lao động: Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 và 2016

Một phần của tài liệu Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam trước ngã rẽ Khởi đầu Lộ trình hiệu quả, bao trùm, và có khả năng thích ứng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)