(Nguồn: Khái quát của tác giả)

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 28 - 33)

- Tính tất yếu khách quan có điều kiện của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp

(Nguồn: Khái quát của tác giả)

1.2.1. Nội dung của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân.

Làm rõ nội dung của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với

xxviii

Nhân tố bên trong

Doanh nghiệp

chế biến Nông dân

Thị trường. Nhà nước Tổ chức xã hội

Sản phẩm nguyên liệu Lĩnh vực N i d u n g Cấu trúc tổ chức Qui tắc ràng buộc Quản trị thực hiện Kết quả Số lượng Chất lượng Hiệu quả Kinh tế Kinh tế-Xã hội

nơng dân là việc hình thành một khung phân tích để nhận thức và xem xét mơ tả, đánh giá một mơ hình cụ thể trong thực tiễn của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân. Với cách tiếp cận xem liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế, một mơ hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân bao gồm 4 yếu tố: Lĩnh vực liên kết, cấu trúc tổ chức, qui tắc ràng buộc và quản trị thực hiện.

1.2.1.1. Lĩnh vực liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân.

Lĩnh vực liên kết cho biết liên kết giữa hai bên để làm việc gì? Lĩnh vực liên kết phản ánh mối liên hệ kinh tế khách quan giữa hai bên liên kết; đảm bảo điều kiện “Có cái liên kết”để liên kết thành cơng. Lĩnh vực liên kết nói lên đối tượng kinh tế-kỹ thuật cụ thể mà hai bên xác lập mối quan hệ liên kết trên nó; do đó lĩnh vực liên kết chính là “ sân chơi” của liên kết. Lĩnh vực liên kết là yếu tố chủ đạo của liên kết, nó chi phối việc hình thành các yếu tố khác của một mơ hình liên kết.

Các lĩnh vực của một liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân (Trong giới hạn nông nghiệp hợp đồng) có thể bao gồm 4 lĩnh vực chủ yếu: Mua bán nơng sản, đầu tư cho sản xuất (Vốn tín dụng), góp vốn kinh doanh (Phi thanh tốn) và khoa học cơng nghệ . Thông thường người ta không nghiên cứu các lĩnh vực liên kết một cách riêng rẽ mà kết hợp chúng lại theo những cách khác nhau thành các loại hình, vừa phản ánh nội dung, vừa phản ánh độ sâu của liên kết.

Sukhpal Singh (2002), cho rằng các hợp đồng có thể là một trong ba loại sau: (a) Hợp đồng thu mua mà chỉ có điều kiện bán và mua hàng được qui định, (b) Hợp

đồng một phần mà chỉ có một số các yếu tố đầu vào được cung cấp bởi doanh

nghiệp tham gia hợp đồng và sản phẩm sẽ được mua ở mức giá thoả thuận trước; và (c) Hợp đồng tồn phần theo đó cơng ty tham gia hợp đồng cung cấp và quản lý tất cả các yếu tố đầu vào trong nông trại và các nông dân sẽ trở thành nhà cung cấp đất đai và lao động[75].

Cũng với cách phân chia như vậy nhưng Minot (1986) khái quát hơn khi gọi ba loại hợp đồng trên là đặc trưng thị trường, cung cấp nguồn lực và quản lý sản

xuất.[70] Còn Scott (1984) và Welsh (1997) rút gọn lại thành hai hình thức : loại

đồng sản xuất [70]

Quyết định 80 thì xác định các hình thức tiêu thụ nơng sản cho nơng dân bao gồm:

(i) Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, cơng nghệ và mua lại nơng sản hàng hố;(ii) Bán vật tư mua lại nơng sản hàng hóa;(iii) Trực tiếp tiêu thụ nơng sản hàng hóa;(iii) Liên kết sản xuất; (iv) Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, sau đó nơng dân được sản xuất trên đất đã góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp [45].

Trên quan điểm kế thừa và phát triển, căn cứ vào kết hợp khác nhau của lĩnh vực liên kết tạo nên độ sâu của liên kết có thể nêu những hình thức của loại hình nơng nghiệp hợp đồng bao gồm:(i) Hợp đồng sản xuất và mua bán nông sản; (ii) Hợp đồng ký gởi sản phẩm chốt giá sau; (iii) Hợp đồng sản xuất, đầu tư và mua bán nông sản; (iv) Hợp đồng hợp tác hoặc liên doanh sản xuất và phân chia sản phẩm; (v)Hợp đồng sản xuất và tham gia cổ phần doanh nghiệp;(iv)Hợp đồng sản xuất gia công nông sản

- Hợp đồng sản xuất và mua bán nông sản là loại hợp đồng nhằm giải quyết yếu tố thị trường cho hai bên liên kết. Hợp đồng qui định số lượng hoặc diện tích nơng dân thỏa thuận sản xuất và bán nơng sản cho doanh nghiệp chế biến theo một số lượng nhất định hoặc toàn bộ sản phẩm thu hoạch được (Hợp đồng sản xuất và

bao tiêu sản phẩm).

Liên kết sản xuất và mua bán nông sản theo phương thức nông nghiệp hợp

đồng là lĩnh vực cơ bản nhất và là cơ sở cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân trên các lĩnh vực khác.

Trước tiên, sản xuất theo hợp đồng sẽ giúp người nông dân định hướng được kế hoạch sản xuất cho mình khơng cịn sản xuất một cách tự phát hàm chứa nhiều ẩn họa rủi ro. Thị trường sản phẩm truyền tải thông tin về cung và cầu thông qua giá cả, nhưng giá cả có thể truyền tải những thơng tin vốn thay đổi nhanh chóng và phức tạp một cách khơng hiệu quả, khi thông tin bất đối xứng giữa người mua và

người bán về chất lượng sản phẩm.[21]

Vì vậy với những người nông dân sản xuất nhỏ ký kết hợp đồng với doanh nghiệp về khối lượng nông sản sẽ sản xuất và cam kết bán cho doanh nghiệp chế biến khi đến vụ thu hoạch là cách làm an toàn nhất. Đối với doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với nơng dân là phương thức kế hoạch hóa nguồn nguyên liệu hữu hiệu để ổn định sản xuất, đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả. - Hợp đồng ký gởi sản phẩm chốt giá sau: Có thể nhưng khơng nhất thiết là hợp đồng sản xuất do đó khơng nhất thiết phải ký kết trước khi sản xuất và khi đó loại hợp đồng nầy chỉ mang tính chất thương mại. Tính liên kết thể hiện ở chỗ sau khi thu hoạch, nông dân mang nông sản gởi vào kho của doanh nghiệp được doanh nghiệp cho ứng trước 70- 80% giá trị lô hàng. Đến khi nào nông dân thấy cần bán hoặc bán được giá thì chốt giá bán cho doanh nghiệp; nếu không thỏa thuận được việc bán cho doanh nghiệp thì phải trả lại tiền ứng vốn kèm theo lãi suất và chi phí gởi kho.

- Hợp đồng sản xuất, đầu tư và mua bán nơng sản, ngồi lĩnh vực mua bán sản phẩm có thêm lĩnh vực đầu tư cho sản xuất và khoa học công nghệ theo đó doanh nghiệp hợp đồng cung cấp một phần hoặc toàn bộ vốn sản xuất bao gồm vật tư, chi phí sản xuất khác bằng tiền, thiết bị kỹ thuật cho nơng dân dưới dạng tín dụng thanh tốn bằng sản phẩm sau khi thu hoạch, nhưng không can thiệp trực tiếp vào công việc sản xuất cụ thể của nông dân mà chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật canh tác. Nếu trong hợp đồng có cam kết nơng dân bán tồn bộ sản phẩm cho doanh nghiệp thì gọi là hợp đồng sản xuất, đầu tư và bao tiêu sản phẩm.

Liên kết về đầu tư cho sản xuất đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát

triển, nơi mà việc sử dụng các máy móc, phun thuốc và thu hoạch chuyên dụng, hạt giống, phân bón hoặc thuốc trừ sâu và các thiết bị theo dõi đất và tưới tiêu hiện đại thường là khơng có sẵn. Các thị trường đầu vào hoặc thị trường dịch vụ cần cho sản xuất các loại cây trồng không truyền thống là nghèo nàn hoặc thiếu hụt [70]. Mặt khác mỗi loại cây trồng vật ni (Dù là truyền thống) thường có những loại vật tư chuyên dùng gắn liền với với tiến bộ kỹ thuật mới nhất chỉ do doanh nghiệp chuyên ngành biết đến và có khả năng cung cấp hơn là dựa vào thị

trường nông thôn.

Với doanh nghiệp chế biến, cung ứng vật tư cho nông dân hợp đồng vừa là phục vụ nhu cầu hỗ trợ một phần vốn sản xuất luôn luôn thiếu cho nơng dân vừa là kinh doanh sinh lợi vì giảm được chi phí hành chính và có khả năng quản lý các khoản nợ; vì với nơng dân, khơng trả được nợ cho doanh nghiệp không chỉ bị chế tài với tư cách là người vay khơng trả nợ đúng kỳ hạn mà cịn mất khoản tín dụng tương lai. Các doanh nghiệp cịn có thể giành được các sản phẩm nơng nghiệp thô với giá thấp hơn so với thị trường, đổi lại họ cấp các khoản tín dụng cho nơng dân. Với nơng dân, khơng địi hỏi bất kỳ việc đi lại nào đến ngân hàng, có thể tránh được các loại phí cơng chứng và các phụ phí phát sinh khác [70].

Mặt khác, đầu tư vật tư kỹ thuật chính là điều kiện lý tưởng nhất để doanh

nghiệp kiểm sốt qui trình sản xuất theo định hướng của doanh nghiệp, tạo điều

kiện nâng cao năng suất, hạ giá thành nguyên liệu và đảm bảo các yêu cầu về an tồn sinh hóa cho ngun liệu của mình đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường.

Liên kết về khoa học công nghệ trong hợp đồng là việc doanh nghiệp chế biến

thực hiện việc chuyển giao phi thanh tốn tiến bộ kỹ thuật cho nơng dân hợp đồng và giám sát sự thực hiện của họ. Sản xuất hiệu quả địi hỏi người nơng dân có thơng tin về kỹ thuật canh tác tối ưu, các yêu cầu này không thể giao tiếp hiệu quả thông qua thị trường sản phẩm và trung gian.

Trong khi đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với công nghệ sản xuất mới nhất. Các doanh nghiệp có thể đương đầu với các thị trường thiếu hụt thông tin, và giao tiếp hiệu quả về thông tin công nghệ và sản phẩm với người nông dân bằng cách hoặc là tham gia vào trong quá trình sản xuất hoặc là hợp đồng sản xuất [70].

- Hợp đồng sản xuất và tham gia cổ phần. Liên kết vốn kinh doanh dưới hình thức vốn góp là lĩnh vực mới thêm vào của loại hợp đồng nầy. Hợp đồng bao gồm 2 nội dung: (i)Nội dung hợp đồng sản xuất có thể là một trong 2 hình thức nêu trên; (ii) Trên cơ sở hợp đồng sản xuất thường xuyên, lâu dài, nông dân được tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp chế biến tham gia góp

cổ phần vào HTX nơng nghiệp.

Nơng dân có thể góp cổ phần vào doanh nghiệp bằng giá trị đất hoặc bằng tiền. Quan hệ góp cổ phần khơng thay thế hợp đồng liên kết sản xuất nhưng sẽ tạo sự gắn bó hơn lợi ích của nơng dân với doanh nghiệp đồng thời sẽ là cách thức để chia sẻ lợi ích thu được trong lĩnh vực chế biến cho người nông dân bằng lợi tức cổ phiếu.

Với hình thức doanh nghiệp góp vốn cổ phần vào hợp tác xã nông nghiệp, sẽ giúp cho hợp tác xã có thêm nguồn vốn để hoạt động; có thêm điều kiện để giúp giải quyết đầu vào, đầu ra cho xã viên nông dân dựa vào sự hỗ trợ của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp chế biến có thể nhờ vào HTX ở hai chức năng: Vừa là trung gian hợp đồng, vừa là công cụ quản lý hợp đồng với tư cách là cổ đông chiến lược của HTX.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w