Ràng buộc về giá cả

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 89 - 90)

- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.

DOANH NGHIỆP CHẾBIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂ NỞ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.2.3.4. Ràng buộc về giá cả

Kết quả điều tra trên mẫu ND2 cho thấy các hình thức ràng buộc về giá cả

mua bán sản phẩm cho nhau giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và nông dân khá

đa dạng. Chiếm số đông các trường hợp (57,7%) hộ nông dân ký hợp đồng với doanh nghiệp theo phương thức giá cố định, 18% có giá sàn bảo hiểm khi ký kết, còn khi mua bán nếu giá thị trường cao hơn giá bảo hiểm thì sẽ mua theo giá thị trường, 23,7% hoàn toàn theo giá thời điểm lúc nhập hàng. Kết quả điều tra trên mẫu ND2 cho thấy có 48,7% số hộ cho rằng giá mua của doanh nghiệp là hợp lý, 14,7% số hộ có ý kiến ngược lại.

Một số ít doanh nghiệp chế biến có phương thức định giá khác như: Cơng ty Cổ phần thực phẩm Đại Dương(Cà Mau) hợp đồng mua tôm nguyên liệu của nông dân thơng qua hợp tác xã; ngồi việc mua theo giá thị trường, cơng ty cịn hỗ trợ thêm 2.000 đồng/kg. Qua đó đời sống của các xã viên được nâng lên rõ rệt[1].

Công ty Cổ phần Thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt (Gentraco- Cần Thơ) khi ký hợp đồng mua lúa với nông dân không đưa ra mức giá cụ thể mà chỉ cam kết sẽ mua bằng hoặc cao hơn giá thị trường tối đa là 250 đồng/kg tùy ẩm độ và độ rạn gãy của gạo[32].

Công ty sản xuất hạt giống Đơng Tây (TP.Hồ Chí Minh) đã hợp đồng và hỗ trợ bà con nông dân huyện Châu Đức (Bà rịa-Vũng tàu) trồng cây đậu côve. Công ty đã ký hợp đồng bao tiêu 50% sản lượng sau khi thu hoạch với giá hợp đồng, 50% còn lại lấy giá hợp đồng làm giá sàn và sẽ thu mua theo giá thị trường vào thời điểm thu hoạch nhờ vậy việc thực hiện hợp đồng có kết quả tốt[25].

Qua thực tiễn cho thấy, phương thức hợp đồng với giá cố định thường xảy ra hệ quả các doanh nghiệp chịu rủi ro về giá hoặc không mua đủ sản lượng do nông dân bán cho doanh nghiệp khác hoặc thương nhân khi giá thị trường cao hơn giá hợp đồng.

Phương thức có giá sàn bảo hiểm cho nơng dân cũng có nhược điểm là doanh

nghiệp phải chịu rủi ro về giá hoặc doanh nghiệp không thể chủ động trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ cho khách hàng, nhất là đối với khách hàng ngoài nước. Riêng

phương thức định giá theo thời điểm tuy ít xảy ra tranh chấp, tuy nhiên lại có nhược

dễ dàng phá bỏ hợp đồng một khi không thống nhất được giá mua bán.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w