Trình độ phát triển, nhu cầu và sự biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 47 - 48)

Trình độ phát triển của thị trường nơng thơn biểu hiện trên cả 2 phương diện

bề rộng và chiều sâu. Bề rộng của sự phát triển thị trường nông thôn hạn chế khi thị trường vật tư, bảo hiểm, tín dụng kém phát triển nông dân sẽ tha thiết với phương thức hợp đồng và doanh nghiệp cũng tìm được lợi ích thơng qua việc cung cấp các nguồn lực đầu vào cho nông dân .

Chiều sâu của sự phát triển thị trường nông thôn hạn chế không đủ năng đáp ứng đủ về chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ một cách kịp

dân cư nông thôn. Thị trường không bảo đảm việc tiêu thụ hết sản lượng nơng sản hàng hóa do nơng dân sản xuất ra một cách nhanh chóng, kịp thời, với mức giá thỏa đáng sẽ thúc đẩy nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp.

Sự biến động của thị trường biểu hiện thành sự biến động trong quan hệ cung

cầu nơng sản hàng hóa và sự biến động về giá cả. Nhìn chung khi cung lớn hơn cầu

thì nơng dân cần đến liên kết nhưng ngược lại doanh nghiệp lại không mặn mà với liên kết và khi cung nhỏ hơn cầu thì sự biểu hiện sẽ theo chiều ngược lại.

Khi giá cả trường biến động lớn, rủi ro về giá cho cả doanh nghiệp lẫn nơng dân càng lớn và theo đó liên kết kinh tế với nhau nhằm ổn định một mức giá hợp lý là giải pháp có thể làm giảm rủi ro cho cả hai bên và theo đó nhu cầu liên kết tăng. Thế nhưng đó chỉ là lý do khi họ ký kết hợp đồng với nhau, còn sau khi ký kết hợp đồng thì tác động của sự biến động giá cả thị trường lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Khi giá cả tăng, nông dân bỏ hợp đồng hoặc không tuân thủ đầy đủ hợp đồng. Ngược lại khi giá giảm doanh nghiệp lại chính là phía vi phạm hợp đồng bằng nhiều cách khác nhau như ép cấp, ép giá, gây nhũng nhiễu phiền hà cho nơng dân thậm chí bỏ cả hợp đồng. Chỉ khi nào giá cả bình ổn thì khả năng thực thi hợp đồng mới khả thi . Tác động hai chiều của giá cả biếu hiện ở chỗ khi giá cả ổn định tỉ lệ

nông dân ký hợp đồng thấp nhưng tỉ lệ hoàn thành hợp đồng cao và ngược lại khi giá cả thị trường biến động mạnh.

Kết quả khảo sát của Sukhpalsingh (2002) chỉ ra rằng tỉ lệ bỏ hợp đồng lên cao (> 50%) khi khoảng cách giữa giá hợp đồng và giá thị trường rất cao (3-5 lần)[31].

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w