Kinh nghiệ mở Trung quốc

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 52 - 54)

- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.

1.3.1.1. Kinh nghiệ mở Trung quốc

Là một thành phần trong chương trình cơng nghiệp hóa nơng thôn ở Trung Quốc, từ năm 1990 hợp đồng bao tiêu nơng sản đã được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ nhằm tăng cường doanh thu và tính cạnh tranh của việc sản xuất nông nghiệp. Các số liệu gần đây cho thấy số lượng các công ty kinh doanh nông sản tham gia hợp đồng bao tiêu nông sản đã tăng năm lần trong khoảng các năm 1996 và 2002 từ 8.377 đến 46.060. Số lượng những các hộ nông dân đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp là gần 72.650.000 vào năm 2002. Tỷ lệ các hộ nông dân tham gia vào hợp đồng bao tiêu nông sản tăng lên lần lượt, từ 10% đến 30% giữa 1996 và 2002 (Niu, 2006). Trong địa bàn tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, 72% các doanh nghiệp kinh doanh nông sản tham gia hợp đồng bao tiêu nơng sản thơng báo rằng có hơn 75%

các hộ nơng dân là những đối tượng mà họ đã ký hợp đồng hoặc đạt được các điều kiện để ký kết – đây một mức độ hiệu quả cao[68].

Lý giải sự thành công của Trung Quốc trong việc thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nơng sản với nơng dân có thể nêu ra ba bài học kinh nghiệm q đó là: Lựa chọn ngành hàng có đủ điều kiên để thực hiên liên kết; hình thức liên kết phù hợp và vai trị tích cực của nhà nước.

Về lựa chọn ngành hàng có đủ điều kiện để thực hiện liên kết: Việc thực hiện

liên kết trước hết tập trung cho một số ngành hàng nơng sản có tính chun biệt cao

và có yêu cầu cao về chất lượng nhất là đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực

phẩm như: Chế biến rau, chế biến thịt, nuôi trồng thủy sản, chế biến dầu ăn, tơ tằm, bông vải, nấm và sữa. Tuy nhiên tỷ lệ ký hợp đồng nhiều nhất là ngành chế biến thịt, nuôi trồng thủy sản và chế biến sữa [57]

Về nội dung, hình thức liên kết: Ở Trung quốc, có hai hình thức tổ chức cấu

trúc được sử dụng tại các doanh nghiệp tham gia hợp đồng bao tiêu nơng sản. Mơ hình tập trung, trong đó, 1 đơn vị sẽ ký hợp đồng trực tiếp với nhiều các hộ nông dân, được xem như "công ty + các hộ nơng dân". Hình thức được sử dụng rộng rãi thứ hai là doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với các các hộ nơng dân thơng qua 1 bên trung gian ví dụ như hội đồn nơng dân, người trung gian, hoặc hội đồng làng, được xem như "công ty + trung gian + các hộ nơng dân"[68].

Một trong những chính sách quan trọng nhất đã được thực hiện là thúc đẩy

sự phối hợp theo chiều dọc giữa các phân đoạn trong chuỗi cung ứng để giúp đỡ các

hộ nơng dân được tìm đường vào thị trường[68]

Trung Quốc thành công với các hợp đồng bao tiêu nông sản trong khi thiếu vắng các cơ chế pháp luật thực thi hợp đồng hiệu quả xem ra mâu thuẫn với học thuyết được chấp nhận rộng rãi khi giải thích lý do tại sao tỷ lệ bỏ hợp đồng của các hộ nơng dân có vẻ tương đối thấp tại Trung Quốc, bất chấp các tính chất kém hiệu quả trong hệ thống pháp luật của nó.

Lý do cho các hợp đồng thất bại theo báo cáo của các doanh nghiệp bao gồm việc cung ứng với chất lượng không thể chấp nhận được và các bên ký kết bán sản phẩm cho các công ty khác với một mức giá cao hơn. Các công ty được khảo sát báo cáo là việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng gặp khó khăn. Khoảng 53% các

cơng ty báo cáo rằng khơng có cách nào để giải quyết xung đột. Các hành động pháp lý chỉ được 7% các doanh nghiệp ký kết hợp đồng theo đuổi. Số 7% khác báo cáo rằng họ dựa vào chính quyền địa phương để giải quyết tranh chấp.

Nói chung, các cơ chế pháp lý tỏ ra ít quan trọng trong việc cải thiện thực thi hợp đồng so với các phương pháp tiếp cận phi chính thức.Các cơ chế thực thi hợp đồng tư nhân đóng một vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định của nơng hộ để hồn thành hoặc vi phạm hợp đồng. Các thỏa thuận hợp đồng chẳng hạn như giá sàn, hoặc các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt tạo thuận lợi cho việc tự thực thi và cải thiện đáng kể tỷ lệ hồn thành hợp đồng của các nơng hộ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nền nơng nghiệp Trung Quốc vì mơi trường kinh doanh ở đây có đặc trưng là thiếu các thể chế công hiệu quả trong thúc đẩy việc thi hành. [68] Giá cả thỏa thuận trong các hợp đồng liên kết ở Trung quốc có 3 hình thức: giá cố định, giá sàn và giá theo thị trường [57]

Về vai trò của nhà nước: Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ

Trung Quốc đã lựa chọn và chỉ định các doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm lực kinh tế, quy mơ lớn, có kỹ thuật và cơng nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân được gọi là “Doanh nghiệp đầu rồng”. Ủy ban phối hợp phát triển cơng nghiệp hóa nơng nghiệp quốc gia (The National Agricultural Industrialisation Development Joint Committee) đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này. Nhờ đó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nơng dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao [57]

Chính quyền địa phương cũng nhận thấy tiềm năng của sản xuất theo hợp đồng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho trang trại. Do đó, chính quyền địa phương thực hiện nhiều chính sách khuyến khích như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế nếu thực hiện sản xuất theo hợp đồng [57].

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w