- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.
DOANH NGHIỆP CHẾBIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂ NỞ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.2.1.3. Liên kết về khoa học kỹ thuật.
Bảng 2.2: Nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật chủ yếu cho nông dân ĐVT: thang do 5 diểm. MẨU ĐIỀU TRA DO HTX DO CÁC LỚP KHUYẾN NƠNG DO HỘI NƠNG DÂN DO ĐÀI TRUYỀN HÌNH DO DOANH NGHIỆP HỢP ĐỒNG ND 1 2.78 3.53 3.35 3.29 2.16 ND 2 3.12 3.01 2.79 2.16 3.43
Nguồn: Kế quả điều tra trên mẫu ND1 và ND2 của nghiên cứu, tháng 5/2011.
Kết quả điều tra 201 quan sát trên mẫu ND2 cho thấy có 70,1% số hộ hợp đồng với doanh nghiệp chế biến cho biết trong hợp đồng, doanh nghiệp có cam kết hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho nơng dân.
Bảng 2.2 cho thấy nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật chủ yếu cho nơng dân nói chung (ND1) nhiều nhất là do các lớp khuyến nông khuyến ngư; kế đến là từ hội nông dân Việt Nam ; và cuối cùng là do đài truyền hình. Trong khi đó, với những nơng dân đang hợp đồng (ND2) lại cho thấy nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật cho nông dân nhiều nhất là do các doanh nghiệp hợp đồng kế đến là do hợp tác xã và cuối cùng là do các lớp khuyến nông khuyến ngư.
Mặt khác kết quả điều tra trên mẫu xã nói chung (XA 1) cho thấy tỉ lệ số lớp khuyến nông do doanh nghiệp hợp đồng tổ chức là 3,82%. Trong khi đó điều tra trên mẫu xã có hợp đồng (XA 2) lại cho thấy tỉ lệ số lớp khuyến nông do doanh nghiệp hợp đồng tổ chức cao hơn nhiều là 13,98%.
Qua các số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp chế biến kinh doanh nơng sản hợp đồng với nơng dân đã góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật cho nông dân, đào tạo nghề nông cho nông dân, tạo nên hiệu quả kinh tế-xã hội để góp phần cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Sự quan tâm đầu tư kỹ thuật cho nông dân cũng là để tạo nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp và tăng thêm sức hấp dẫn với nông dân về phương thức hợp đồng.
Một số điển hình nổi bật về liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật giữa
doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân như: Công ty cổ phần Bảo vệ thực
vật An Giang (AGPPS) triển khai Chương trình “Cùng nơng dân ra đồng” ở nhiều tỉnh vùng ĐBSCL. Theo đó, vụ Đơng Xn 2010-2011, Cơng ty ký kết với 443 hộ thực hiện cánh đồng mẫu ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Tri Tơn, Tịnh Biên, diện tích lên đến 1.076 ha. Bà con nông dân khi ký kết tham gia “Cánh đồng mẫu lớn” được Công ty đầu tư ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khơng tính lãi và cử cán bộ kỹ thuật xuống “Cùng nông dân ra đồng”.
Tham gia mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn”, tất cả nông dân cùng xuống giống một ngày, chăm sóc lúa theo quy trình “sạch”, thưc hiện “Ba giảm, ba tăng”, “1 phải, 5 giảm” do Công ty đưa ra. Mỗi cánh đồng canh tác 1-2 giống lúa. Nông dân bắt buộc phải ghi chép sổ tay trong suốt quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP (Tiêu chuẩn Việt Nam về thực hành nông nghiệp tốt). [60]
Cty Cổ phần Gentraco(Sóc Trăng), tổ chức cho bà con nơng dân làm lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP cùng Cty xây dựng thương hiệu “Gạo thơm Ngọc Đồng” từ cuối năm 2008. Tháng 7-2011, đi tới thành lập “Liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ gạo thơm Ngọc Việt - Hịa Lời” có 31 hộ tham gia, với diện tích lên 61 ha. Để được chứng nhận Global GAP, nông dân phải học và tuân thủ hơn 200 qui định khắt khe, phải từ bỏ nhiều thói quen trong canh tác và sinh hoạt. Các hộ phải có nhà vệ sinh tự hoại, túi biogas, sân phơi được bao lưới ngăn chặn gà vịt và kho bảo quản đúng chuẩn.[32].
Ý nghĩa của việc hợp tác với nông dân về mặt kỹ thuật sản xuất không chỉ mang lại cho doanh nghiệp chế biến một sức hấp dẫn với nơng dân, tạo ra năng suất cao để có thêm nhiều nơng sản hàng hóa bán cho doanh nghiệp để ổn định sản xuất mà quan trọng hơn là thông qua việc ứng dụng qui trình sản xuất tiên tiến để tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hơn, an toàn hơn cho người tiêu dùng, nhờ đó gia tăng giá trị sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua sản phẩm của nông dân cao hơn giá thị trường cùng lọai; nhờ đó liên kết giữa nơng dân và cơng ty mới không bị các
doanh nghiệp khác cạnh tranh nên khó bị phá vỡ.
Điển hình như: Cơng ty Cổ phần thực phẩm Đại Dương ở Cà Mau mua tôm nguyên liệu của nông dân cao hơn giá thị trường 2.000 đồng/kg; Trung tâm Giống nấm Bắc Giang mua nấm của nông dân hợp đồng cao tăng thêm sẽ tăng từ 15 – 20%.
Cty Cổ phần Gentraco(Sóc Trăng) đã mua sản phẩm của nơng dân với giá cao
hơn thị trường từ 15% đến 25%[1]. Thực tiễn trên đây đã chứng minh rằng cần và có thể tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp liên kết kinh tế với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.