Với hợp đồng sản xuất gia công nông sản; là loại hợp đồng có chiều sâu kiên

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 158 - 161)

kết cao nên khả năng kiểm soát của doanh nghiệp rất cao. Loại hợp đồng nầy thích hợp với các doanh nghiệp chế biến có tiềm năng kinh tế mạnh, có khả năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cao cho nơng dân, sản phẩm đầu ra có ưu thế cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp có quyền sử dụng đất hoặc th đất của nơng dân để sản xuất nguyên liệu cho mình. Loại hình nầy cũng thích hợp cho loại cây trồng, vật ni địi hỏi nhu cầu vốn cho sản xuất của nơng dân lớn khó có thể tự đầu tư.

Tuy nhiên thách thức lớn nhất của loại hình nầy là khả năng chịu rủi ro về giá, thiên tai, dịch bệnh thường do doanh nghiệp chịu vì vậy doanh nghiệp cần:

+ Mua bảo hiểm nếu có nhà cung cấp dịch vụ;

+ Làm thật tốt cơng tác hướng dẫn kỹ thuật và phịng trừ dịch bệnh;

+ Hợp đồng nên ký kết thành 2 loại: hợp đồng liên kết ký dài hạn và hợp đồng chốt giá gia công ký theo từng chu kỳ sản xuất;

+Có chế độ thưởng, phạt tỉ mỉ với người gia cơng để kiểm sốt được chi phí, tăng thêm khả năng phòng ngừa rủi ro về giá.

Mặt khác, khả năng người nuôi trồng gia công vi phạm hợp đồng bán sản phẩm cho người khác rất cao do có chênh lệch giá vì vậy doanh nghiệp cần:

+ Lựa chọn trường hợp áp dụng loại hình nầy cho phù hợp, khơng nên áp dụng với loại cây con có thị trường quá phổ biến, hoặc tiềm lực kinh tế-kỹ thuật của doanh nghiệp không mạnh, đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có chất lượng kém.

+ Chú ý yêu cầu có đầu tư chuyên biệt của nông dân về cơ sở vật chất, công cụ nuôi trồng để ràng buộc quyền lợi của họ với doanh nghiệp do tài sản chuyên biệt khó có khả năng chuyển đổi cơng năng sử dụng sang phục vụ sản xuất loại nông sản khác;

+ Chỉ chấp nhận đầu tư gia cơng với những hộ sản xuất qui mơ lớn, có khả năng và nhu cầu chi phí sản xuất cao, làm ra sản lượng nhiều nên khó tìm nguồn tiêu thụ thay thế doanh nghiệp.

3.2.2.2. Hồn thiện hình thức tổ chức

Trong 5 hình thức tổ chức đã và đang được áp dụng trong thực tiễn liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến kinh doanh nông sản với nơng dân bao gồm: Hình thức tập trung trực tiếp, trung gian, đa chủ thể, hạt nhân trung tâm và phi chính thức, mỗi hình thức đều có vai trị vị trí, sự cần thiết và tình huống áp dụng khác nhau khơng nên tuyệt đối hóa hình thức nào. Nhìn chung việc nâng cao hiệu quả áp dụng các hình thức tổ chức liên kết cần thực hiện những nội dung cụ thể sau.

- Hồn thiện hình thức tập trung trực tiếp.

Các doanh nghiệp thích hợp để áp dụng hình thức nầy là các doanh nghiệp có qui mơ lớn, có nguồn lực tài chính, nhân lực dồi dào, có khả năng quản lý tốt.Qua thực tiễn áp dụng ở nước ta cho thấy thách thức lớn nhất là việc xây dựng đội ngũ nhân viên nông vụ, lực lượng thường xuyên, trực tiếp quan hệ với nông dân giỏi về nghiệp vụ, chuẩn mực về đạo đức có ý nghĩa quyết định. Vì vậy các doanh nghiệp chế biến cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, kiểm tra, khen thưởng, kỷ

luật thỏa đáng đối với đội ngũ nhân viên quan trọng nầy làm cho các chính sách của doanh nghiệp đối với nơng dân được thực thi chính xác, kịp thời, hạn chế thấp nhất những hành vi tiêu cực đối với nông dân, xây dựng mối quan hệ tốt với nông dân, tạo lịng tin cho nơng dân để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Mặt khác, nhược điểm của hình thức nầy là khả năng xử lý các phát sinh cụ thể về giá cả, chất lượng nông sản trong khâu giao nhận sản phẩm với nông dân, nhất là trong tình huống thương nhân đang nâng giá, giảm chất lượng để tranh mua sản phẩm với doanh nghiệp, hoặc khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra thường chậm được xử lý vì phải thơng qua nhiều tầng nấc quản lý trung gian ở cấp trạm nơng vụ, chi nhánh. Vì vậy giải pháp cho vấn đề nầy là các doanh nghiệp phải có thể chế phân quyền, khốn chi phí, khốn sản phẩm, khốn hiệu quả kinh doanh thích hợp cho các cấp quản lý trung gian để họ có sự chủ động trong việc đưa ra các quyết định cần thiết trong thực tiễn hoạt động ở cơ sở.

Một vấn đề khác của hình thức tập trung trực tiếp là sự gia tăng chi phí quản lý do phải quan hệ cùng lúc với hàng trăm, hàng ngàn hộ nông dân, phân bố trên một phạm vi rộng. Do đó,doanh nghiệp phải có giải pháp để kiểm sốt được các khoản chi phí quản lý nhất là chi phí cho nhân viên nơng vụ, cho các trạm nơng vụ, chi phí chi nhánh. Các giải pháp có thể được thực hiện đó là:

+ Khốn chi phí quản lý theo số lượng sản phẩm thu mua được;

+ Lựa chọn đối tượng nơng dân có uy tín trong giao dịch, có kỹ năng canh tác tốt để giảm bớt số lượng thời gian, công sức làm việc trên từng hộ;

+ Lưa chọn địa bàn đầu tư có ngun liệu tập trung, có đường giao thơng thuận lợi để giảm thiểu cự ly, thời gian di chuyển của nhân viên và chi phí vận chuyển sản phẩm;

+ Tranh thủ sự hỗ trợ của cán bộ chính quyền và đồn thể địa phương xã, thôn để họ hỗ trợ doanh nghiệp về công tác quản lý.

+ Cuối cùng, một hạn chế của hình thức tập trung trực tiếp là do doanh nghiệp áp dụng thường có qui mơ lớn, trình độ cơng nghệ cao, thiết bị đo lường hiện đại, phong cách làm việc theo lối công nghiệp nên việc qui định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong hợp đồng với nông dân thường phức tạp, khơng có đủ phương tiện cơng cụ đo lường tại nơi giao nhận hàng thường ở địa bàn sản xuất xã , thơn khơng

có cơng cụ đo lường thích ứng làm cho người nơng dân khơng có cơ sở đánh giá đúng sai. Vì vậy cần có sự tương thích giữa các điều khoản chất lượng với khả năng đo lường tại chính nơi giao nhận.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w