- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.
DOANH NGHIỆP CHẾBIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂ NỞ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.2.3.3. Ràng buộc về chất lượng
Gần như mọi hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân đều qui định rõ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Có những dạng hợp đồng có tiêu chuẩn chất lượng khơng q phức tạp, khơng cần phân loại hoặc phân loại đơn giản phù hợp với khả năng thực hiện của nông dân như: Qui định về chất lượng bông hạt của ngành bông tập trung chủ yếu là ẩm độ và màu sắc; ngành mía tập trung chủ yếu là chữ đường; ngành lúa tập trung chủ yếu vào ẩm độ và giống lúa; ngành gỗ
tập trung chủ yếu vào đường kính thân gỗ, chiều dài cây…
Tuy nhiên cũng có những ngành hàng có qui định chất lượng trong hợp đồng khá phức tạp và khó thực hiện như: Ngành rau sạch, lúa chất lượng cao, trái cây phải đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn Viet gap, globalgap với hàng trăm chỉ tiêu khác nhau về chất lượng đất trồng, giống , loại thuốc BVTV sử dụng và dư lượng cho phép, loại phân bón thích hợp, chất lượng nước tưới, phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản hết sức nghiêm nhặt và phải được cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn mới được chấp nhận. Hoặc như với sản phẩm thuốc lá lá được chia thành nhiều loại. Mỗi loại thuốc lá chia thành 4 cấp chất lượng theo vị trí trên cây, hàm lượng nicotin, độ thơm, vàng, dầy. Sản phẩm chè phân làm 3 loại A phần ngọn, loại B phần thân, loại C phần gốc, có giá cả khác nhau.
Sản phẩm cá tra, cá ba sa xuất khẩu phải đạt size qui định. Cá tra thịt phải đúng màu sắc ban đầu xem khi định giá; không chết; không bị tật; không bụng trâu; không ốm; không mồi trong bụng khi giao cá; không nhiễm ký sinh trùng gây bệnh; không được sử dụng thuốc kháng sinh trong vịng 20 ngày; khơng nhiễm malachite green và glueco malachite green. Trong quá trình bắt nếu phát hiện cá bị bệnh nhiều chủ hầm vui lòng để cá lại.
Kết quả điều tra trên mẫu ND2 cho thấy đa số hộ nông dân cho rằng tiêu chuẩn chất lượng qui định trong hợp đồng phù hợp với khả năng thực hiện của nơng dân (77,1%). Có 69,1% cho rằng tiêu chuẩn mua hàng của doanh nghiệp giúp cho họ có chi phí phân loại thấp; số có ý kiến ngược lại là 15,6%.
Nhìn chung các ràng buộc càng đơn giản thì khả năng thực hiện hợp đồng càng lớn, ít có tranh chấp xảy ra và ngược lại. Tuy nhiên xét về lâu dài ưu thế của phương thức liên kết chính là ở việc tạo ra một chất lượng vượt trội để tăng khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm tạo cơ sở cho sự bền chặt của liên kết. Vì vậy việc các doanh nghiệp đặt ra yêu cầu chất lượng ngày càng cao, chỉ tiêu chất lượng ngày càng chặt chẽ là phù hợp với xu thế phát triển nhưng phải gắn liền với việc định giá mua tương xứng.
Vấn đề đặt ra trong thực tiễn cam kết và thực hiện các ràng buộc hợp đồng về chất lượng là trong đại đa số các trường hợp ln có sự áp đặt một chiều của doanh nghiệp cho hộ nông dân trong việc xác định và kiểm định chất lượng sản phẩm. Sự thiếu vắng một cơ chế kiểm định chất lượng khách quan như trong các hợp đồng giữa các doanh nghiệp lớn với nhau, chính là lý do vì sao các tranh chấp thường xảy
ra giữa nông dân và doanh nghiệp là ở nội dung chất lượng.